Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3
Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3
Đề kiểm tra 45 phút phần 3
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
A. Cải cách kinh tế, xã hội.
B. Duy tân để phát triển đất nước.
C. Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
Câu 2. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa.
D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa.
Câu 3. Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?
A. Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán.
B. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
C. Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại.
D. Mở rộng buôn bán trong nước.
Câu 4. Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là
A. vận động chia lại ruộng đất cho nông dân.
B. Vận dụng phương pháp sản xuất mới.
C. Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
D. Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu.
Câu 5. Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là
A. bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.
B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.
C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.
D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Điền các thông tin phù hợp vào bảng sau vế hai xu hướng bạo động và cải cách do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng.
Xu hướng | Bạo động | Cải cách |
Mục tiêu | ||
Biện pháp | ||
Kết quả, ý nghĩa |
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. C | 2. A | 3. B | 4. D | 5. B | 6. B |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu để trả lời
Cách giải:
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang
Chọn: C
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào tôn chỉ mục đích của Hội Duy tân để trả lời
Cách giải:
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân (5-1904) nhằm mục đích đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh để trả lời
Cách giải:
Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
Chọn: B
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh để trả lời
Cách giải:
Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu….
Chọn: D
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào nội dung của cuộc vận động Duy tân để suy luận trả lời
Cách giải:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đầu thế kỉ XX có mục đích là nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam: “nâng cao dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Chọn: B
Câu 6:
Phương pháp: Dựa vào những hạn chế của các phong trào đấu tranh để phân tích, đánh giá
Cách giải:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
Xu hướng | Bạo động | Cải cách |
Mục tiêu | Giải phóng dân tộc (“cứu nước để cứu dân”) | Tiến hành cải cách xã hội (“cứu dân để cứu nước”) |
Biện pháp | Chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào sự viện trợ của nước ngoài (cầu viện Nhật Bản), thực hiện bạo lực vũ trang. | Đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. |
Kết quả, ý nghĩa | Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. | Cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần học tập tự cường. Phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường,... giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến. |
Unit 16: The Wonders Of The World - Các kì quan của thế giới
Unit 8: Cities of the future
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
Unit 8: Independent Life
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11