Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3
Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3
Đề kiểm tra 45 phút phần 3
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ở Đông Dương?
A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực
B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp
C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách
D. Bắt dân thuộc địa đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp
Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra đã có tác động như thế nào đến việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương?
A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm
B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên
C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm
D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên
Câu 3. Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Giáo dục tuyên truyền tư tưởng tiến bộ.
B. Cải cách văn hóa xã hội.
C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
Câu 4. Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?
A. 1915. B. 1916.
C. 1917. D. 1918.
Câu 5. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?
A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc
B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc
C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh
D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc
Câu 6. Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. D | 2. A | 3. D | 4. B | 5. B | 6. D |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào chính sách thống trị của thực dân Pháp trong chiến tranh để trả lời
Cách giải:
Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thực hiện chính sách Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim loại sang Pháp.
Chọn: D
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào tình hình trao đổi hàng hóa giữa Pháp và Đông Dương để trả lời.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống còn 33 triệu phrăng (1918).
Chọn: A
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào hoạt động của Việt Nam Quang phục hội để trả lời
Cách giải:
Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
Chọn: D
Câu 4:
Phương pháp: Dựa vào hoạt động của Việt Nam Quang phục hội để trả lời
Cách giải:
Sau đợt khủng bố lớn của của thực dân Pháp và tay sai vào năm 1916, Việt Nam Quang phục hội tan rã.
Chọn: B
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào chính sách thống trị của thực dân Pháp trong công nghiệp để suy luận trả lời
Cách giải:
Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, bù đắp những thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Chính vì thế, nhiều mỏ đang khai thác đã được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện.
Chọn: B
Câu 6:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam để suy luận trả lời
Cách giải:
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:
- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 146-148
Cách giải:
* Về kinh tế:
- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
- Nông nghiệp: từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
- Công thương nghiệp: thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
* Về xã hội:
- Giai cấp nông dân: đời sống ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân: tăng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
- Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản: được hình thành. Do chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
B - ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Phần hai: Giáo dục pháp luật
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11