Đề bài
Câu 1: Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?
A. Rán trứng B. Nướng bột làm bánh mì
C. Làm nước đá D. Đốt que diêm
Câu 2: Sự nóng chảy là:
A. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng
B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
Câu 3: Sự giống nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
A. đều do con người tạo ra B. đều có sẵn trong tự nhiên
C. đều được hình thành từ các chất D. tất cả các đáp án trên
Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chloride):
A. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.
B. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước.
C. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước.
D. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất:
A. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
B. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
C. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
D. Cơm nếp lên men thành rượu.
Câu 6: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. tạo thành mây B. lốc xoáy C. gió thổi D. mưa rơi
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?
A. Đứng trên nhà cao tầng quan sát thấy mọi vật dưới mặt đất nhỏ bé.
B. Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát thấy chiếc đũa bị biến dạng.
C. Dùng thước đo chiều dài của cái bàn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian?
A. Bấm nút RESET để kim về số 0.
B. Bấm START để bắt đầu tính thời gian.
C. Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả.
D. Cả ba đều cần thiết.
Câu 10: Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là:
A. Sự cháy, khối lượng riêng B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác D. Màu sắc, thể rắn – lỏng - khí
Đáp án
1. C | 2. C | 3. C | 4. A | 5. A |
6. C | 7. A | 8. D | 9. D | 10. D |
Câu 1:
Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất? A. Rán trứng B. Nướng bột làm bánh mì C. Làm nước đá D. Đốt que diêm |
Lời giải chi tiết:
Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Đáp án C.
Câu 2:
Sự nóng chảy là: A. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng B. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn |
Lời giải chi tiết:
Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Đáp án C.
Câu 3:
Sự giống nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. đều do con người tạo ra B. đều có sẵn trong tự nhiên C. đều được hình thành từ các chất D. tất cả các đáp án trên |
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là chúng đều được hình thành từ các chất.
Đáp án C.
Câu 4:
Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của muối ăn (sodium chloride): A. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước. B. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan ít trong nước. C. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, không tan trong nước. D. Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan nhiều trong nước. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo.
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí của muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường, muối ăn tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.
Đáp án A.
Câu 5:
Hiện tượng nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất: A. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng. B. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi. C. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. D. Cơm nếp lên men thành rượu. |
Lời giải chi tiết:
Một số tính chất vật lí của chất là: thể (rắn – lỏng – khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, …
Do đó, kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng là chỉ tính chất vật lí của nhôm.
Đáp án A.
Câu 6:
Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. |
Lời giải chi tiết:
Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể.
Đáp án C.
Câu 7:
Hiện tượng nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. tạo thành mây B. lốc xoáy C. gió thổi D. mưa rơi |
Lời giải chi tiết:
Trong các hiện tượng trên thì hơi nước ngưng tụ tạo thành mây.
Đáp án A.
Câu 8:
Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng? A. Đứng trên nhà cao tầng quan sát thấy mọi vật dưới mặt đất nhỏ bé. B. Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát thấy chiếc đũa bị biến dạng. C. Dùng thước đo chiều dài của cái bàn. D. Cả A và B đều đúng. |
Lời giải chi tiết:
Giác quan của chúng ra có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Để biết chính xác chiều dài của vật, ta dùng thước để đo chiều dài của chúng.
Vì vậy hiện tượng A và B chứng tỏ giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
Đáp án D.
Câu 9:
Thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian? A. Bấm nút RESET để kim về số 0. B. Bấm START để bắt đầu tính thời gian. C. Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả. D. Cả ba đều cần thiết. |
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết dụng cụ đo thời gian.
Lời giải chi tiết:
Muốn đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây, cần thực hiện các bước:
Bước 1: Bấm nút RESET để kim về số 0.
Bước 2: Bấm START để bắt đầu tính thời gian.
Bước 3: Bấm STOP để kim dừng và đọc kết quả.
Đáp án D.
Câu 10:
Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lí là: A. Sự cháy, khối lượng riêng B. Nhiệt độ nóng chảy, sự phân hủy C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác D. Màu sắc, thể rắn – lỏng - khí |
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng các giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn – lỏng – khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Đáp án D.
Chương 2. Số nguyên
Unit 5: London was great!
Chương 7. Hình học trực quan. Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên
Bài 10: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Unit 3: Friends
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6