Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1: Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R). Vẽ tiếp tuyến MA ( A là tiếp điểm), cát tuyến MBC ( B nằm giữa M và C) và O nằm trong góc AMC. Lấy I là trung điểm của BC. Tia OI cắt cung nhỏ BC tại N, AN cắt BC tại D.
a) Chứng minh AD là phân giác của góc BAC.
b) Chứng minh : MD2 = MB.MC.
c) Gọi H, K là hình chiếu của N lên AB và AC. Chứng tỏ ba điểm H, I, K thẳng hàng ( đường thẳng Sim-Sơn).
Bài 2: Cho đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài nhau tại A. Qua A vẽ đường thẳng cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C.
a) Chứng tỏ OB // O’C.
b) Chứng tỏ tỉ số diện tích hai hình quạt nằm trong góc ở tâm \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {AO'C}\) của hai hình tròn không đổi khi cát tuyến BAC quạt quanh A.
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+Đường kính đi qua trung điểm của dây cung thì vuông góc với dây ấy
+Góc nội tiếp bằng góc giữa tiếp tuyến và dây cùng chắn 1 cung
+Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn
+Số đo góc tạo bởi tiếp tuyến và dây
+Hai góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau
+Tứ giác nội tiếp
Lời giải chi tiết:
a) I là trung điểm BC \(\Rightarrow OI \bot BC \Rightarrow \overparen{ NB} = \overparen{ NC}\)
Do đó \(\widehat {BAN} = \widehat {CAN}\) hay AD là phân giác của góc \(\widehat {BAC}\).
b) Xét ∆MAB và ∆MCA có:
+) \(\widehat M\) chung,
+) \(\widehat {MAB} = \widehat {MCA}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây bằng góc nội tiếp cùng chắn cung AB)
Do đó ∆MAB và ∆MCA đồng dạng (g.g)
\( \Rightarrow \dfrac{{MA}}{ {MC}} = \dfrac{{MB} }{{MA}}\)
\( \Rightarrow MA^2= MB.MC\) (1)
Lại có \(\widehat {MDA} = \dfrac{{sđ\overparen{AB} +sđ\overparen{ NC}}}{2}\) ( góc có đỉnh bên trong đường tròn)
\(\widehat {MAN} = \dfrac{{sđ\overparen{AB} + sđ\overparen{BN}}}{2}\) ( góc giữa tiếp tuyến và một dây)
Mà \(\overparen{ NC} = \overparen{ NB} \)\(\,\Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MAN}\) hay ∆MAD cân tại M
\( \Rightarrow MA = MD\) (2)
Thay (2) vào (1), ta có : \(MD^2 = MB.MC.\)
c) Tứ giác HBIN nội tiếp ( \(\widehat {NHB} + \widehat {NIB} = 180^\circ ),\)
\(\widehat {HBN} = \widehat {HIN}\) (1) ( các góc nội tiếp cùng chắn cung HN)
mà \(\widehat {HBN} = \widehat {ACN}\) (2) ( cùng bù với \(\widehat {ABN}\))
Mặt khác tứ giác NIKC nội tiếp ( \(\widehat {NIC} = \widehat {NKC} = 90^\circ \))
\( \Rightarrow \widehat {ACN} + \widehat {NIK} = 180^\circ \) (3)
Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \widehat {HIN} + \widehat {NIK} = 180^\circ \) chứng tỏ ba điểm H, I, K thẳng hàng.
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
+Tính chất tam giác cân
Sử dung:
\({S_{\overparen{AOB}}} = \dfrac{{\pi {R^2}n} }{ {360}}\)
\({S_{\overparen{AO'C}}} = \dfrac{{\pi R{'^2}n} }{{360}}\)
Lời giải chi tiết:
a) Ta có \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) ( đối đỉnh)
∆BOA cân \( \Rightarrow \widehat {{A_1}} = \widehat B\).
Tương tự \(\widehat {{A_2}} = \widehat C \Rightarrow \widehat B = \widehat C\)
Do đó OB // O’C ( cặp góc so le trong bằng nhau).
b) Ta có : \({S_{\overparen{AOB}}} = \dfrac{{\pi {R^2}n} }{ {360}}\)
\({S_{\overparen{AO'C}}} = \dfrac{{\pi R{'^2}n} }{{360}}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{{S_{\overparen{AOB}}}}}{{{S_{\overparen{AO'C}}}}} = \dfrac{{{R^2}} }{ {R{'^2}}}\) ( không đổi).
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Nông
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 18
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
Nghị luận văn học