Đề bài
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Oxit của kim loại M có hoá trị n chứa 30% về khối lượng là oxi. Oxit đó là
A. Fe3O4. B. Fe2O3.
C. Al2O3. D. MgO.
Câu 2. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với khí oxi?
A. CH4, Ag, Al, Fe, CuO.
B. CaCO3, K, Na, Cu, S.
C. CH4, Na, Al, Fe, P.
D. C2H6O, Mg, CO2, P, CH4.
Câu 3. Ba khí CO, CH4, C2H2 cùng cháy trong oxi. Khi đốt cháy 2 lít mỗi khí nào dưới đây thể tích khí oxi cần dùng là lớn nhất? (Các khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất).
A. CO.
B. CH4.
C. C2H9.
D. Thể tích khí oxi cần dùng bằng nhau.
Câu 4. Trong công nghiệp điều chế khí oxi bằng phương pháp điện phân nước. Khối lượng nước cần dùng để có 224 m3 khí oxi là
A. 36 kg. B. 360 kg.
C.. 36 gam. D. 3,6 kg.
Câu 5. Đun nóng 54 gam KCIO3 có xúc tác, khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí oxi. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50%. B. 55%.
C. 45,37%. D. 65%.
Câu 6. Trong các chất sau: CaO, Mn207, P2O5, N2O5, FeO, Si02, CuO, H2S, NH3. Dãy gồm các oxit bazơ là
A. N2O5, FeO, SiO2. B. CaO, Mn2O7, H2S.
C. FeO, SiO2, NH3. D. CaO, FeO, CuO.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm) Tính thể tích oxi để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,6 gam CH4 ; 2,8 gam CO vào 0,58 gam C4H10.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố M có số proton gấp hai lần số proton của nguyên tử cacbon. Xác định nguyên tố M. Cho biết 24 kg nguyên tố M có số nguyên tứ bằng bao nhiêu lần số nguyên tử C trong 24 kg cacbon?
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1. B
Câu 2. C
Câu 3. C
Các PTHH:
\(2CO + {O_2} \to 2C{O_2} \Rightarrow \) thể tích O2 = 1 lít ; thể tích CO2 = 2 lít.
\(C{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O \Rightarrow \) thể tích O2= 4 lít ; thể tích CO2 = 2 lít.
\(2{C_2}{H_2} + 5{O_2} \to 4C{O_2} + 2{H_2}O \Rightarrow \) thể tích O2 = 5 lít ; thể tích CO2 = 4 lít.
Vậy đốt C2H2 cần thể tích khí O2 nhiều nhất và thải ra lượng CO2 lớn nhất.
Câu 4. B
PTHH:
2H20 \(\to\) 2H2 + 02
36 kg 22,4 m3
360 kg 224 m3
Khối lượng nước cần là 360 kg.
Câu 5. C
Câu 6. D
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm) Các PTHH :
\(C{H_4} + 2{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow C{O_2} + 2{H_2}O\)
\({n_{{O_2}}} = 2{n_{C{H_4}}} = \dfrac{{2.1,6}}{{16}} = 0,2(mol)\)
\(2CO + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 2C{O_2}\)
\({n_{{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{CO}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{2,8}}{{28}} = 0,05(mol).\)
\(2{C_4}{H_{10}} + 13{O_2}\buildrel {{t^o}} \over
\longrightarrow 8C{O_2} + 10{H_2}O\)
\({n_{{C_4}{H_{10}}}} = \dfrac{{13}}{2}{n_{{O_2}}} = 0,065(mol).\)
\({V_{{O_2}}}= 22,4(0,2 + 0,05 + 0,065) = 7,056\) (lít).
Câu 2. (3,5 điểm)
* Nguyên tử C có số proton là 12
Nguyên tử M có 24 proton
Nguyên tử M là nguyên tử Mg.
* Khối lượng mol của Mg = 2 khối lượng mol của C
Cùng khối lượng Mg và C nên số nguyên tử C trong 24 kg C = 2 số nguyên tử Mg trong 24 kg Mg.
PHẦN BA. KỸ THUẬT ĐIỆN
Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 kì 2
Unit 8: Country Life And City Life - Đời sống ở nông thôn và đời sống ở thành thị
Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân
Chủ đề 5. Làm quen với kinh doanh