Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng Căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I – Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề kiểm tra 15 phút - Chương I - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương I - Đại số 9
Bài 1. Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
Bài 2. Hàm số bậc nhất
Bài 3. Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
Bài 4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).
Ôn tập chương II – Hàm số bậc nhất
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Đại số 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1. Cho hai đường thẳng : \(y = (m – 1)x + 1\) (d1) và \(y = (2 – m)x + 2\) (d2) \((m ≠ 1, m ≠ 2)\)
a. Tìm m để hai đường thẳng song song
b. Chứng tỏ (d1) luôn đi qua 1 điểm cố định
c. Tìm m để hàm số \(y = (2 – m)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\)
d. Tìm m để (d2) qua điểm \(M(1; 2)\)
Bài 2. Cho hàm số \(y = -x + 1\)
a. Vẽ đồ thị của hàm số trên.
Từ đó suy ra đồ thị của hàm số \( y = \left| { - x + 1} \right|\)
b. Đồ thị của hàm số \(y = -x + 1\) cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B. Tính diện tích tam giác OAB.
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
a) Hai đường thẳng \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a', b ≠ b'\).
b) Đưa về phương trình ẩn m: \(Am+B=0\) đúng với mọi m khi \(A=0\) và \(B=0\)
c) Hàm số \(y=ax+b\) đồng biến trên \(R\) khi \(a>0\)
d) Thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng \((d_2)\) để tìm m.
Lời giải chi tiết:
a. (d1) // (d2) \( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{ {m - 1 = 2 - m} \cr {1 \ne 2} \cr } } \right. \Leftrightarrow m = {3 \over 2}\)
b. Gọi \(A({x_0}{\rm{; }}{y_0})\) là điểm cố định cần tìm.
(d1) qua A \( \Leftrightarrow {y_0} = \left( {m - 1} \right){x_0} + 1\) (với mọi m)
\( \Leftrightarrow {x_0}m + 1 - {y_0} - {x_0} = 0\) (với mọi m)
Phương trình bậc nhất của m có vô số nghiệm
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{ {{x_0} = 0} \cr {1 - {y_0} - {x_0} = 0} \cr } } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{ {{x_0} = 0} \cr {{y_0} = 1} \cr } } \right.\)
Vậy \(A(0; 1)\).
c. Hàm số \(y = (2 – m)x + 2\) đồng biến trên \(\mathbb R\) \(⇔ 2 – m > 0 ⇔ m < 2\)
d. \(M ∈ (d_2)\)\(\; ⇔ 2 = (2 – m).1 + 2 ⇔ m = 2\)
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
a) Xác định tọa độ 2 điểm thuộc đồ thị hàm số rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó
b) Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông
Lời giải chi tiết:
a. Bảng giá trị:
x | 1 | 0 |
y | 0 | 1 |
Đồ thị của hàm số là đường thẳng (d) qua hai điểm \(A(1; 0)\) và \(B(0; 1)\).
Ta có:
\( \eqalign{ & \left| {1 - x} \right| \cr&= \left\{ {\matrix{ { - x + 1\,\text{ nếu }\, - x + 1 \ge 0} \cr { - \left( { - x + 1} \right)\,\text{ nếu }\, - x + 1 < 0} \cr } } \right. \cr & = \left\{ {\matrix{ { - x + 1\,\text{ nếu }\,x \le 1} \cr {x - 1\,\text{ nếu }\,x > 1} \cr } } \right. \cr} \)
Vậy đồ thị của hàm số \( y = \left| { - x + 1} \right|\) được suy ra từ đồ thị của hàm số \(y = -x + 1\) bằng cách sau:
+ Tia At được giữ nguyên.
+ Lấy đối xứng tia At’ qua trục hoành, ta được đồ thị của hàm số \( y = \left| { - x + 1} \right|\) là đường gấp khúc tAu.
b. Ta có: \( {S_{OAB}} = {1 \over 2}OA.OB = {1 \over 2}\) (đvdt)
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đề thi vào 10 môn Toán Lào Cai
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái
Đề thi vào 10 môn Văn Tuyên Quang