Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Bài 3. Bảng lượng giác
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời
Ôn tập chương I – Hệ thức lượng giác trong tam giác vuông
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hình học 9
Bài 1. Sự xác định của đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II – Đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Hình học 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1. a. Không sử dụng máy tính, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần: \(sin{78^o},{\rm{ }}cos{24^o},{\rm{ }}sin{40^o},{\rm{ }}cos{87^o},{\rm{ }}sin{42^o}\)
b. Tính : \(D = {\sin ^2}15^\circ + {\sin ^2}75^\circ - {{2\cos 49^\circ } \over {\sin 41^\circ }} \)\(\,+ \tan 26^\circ .\tan 64^\circ \)
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, \(AC = 3cm,HC = 1,8cm.\)
a. Giải tam giác ABC
b. Tính độ dài phân giác AD của tam giác ABC (số đo góc làm tròn đến phút, độ dài đoạn thẳng làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Bài 3. Cho tam giác ABC nhọn, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H lên AB và AC.
a. Chứng minh \(AM.AB = AN.AC\).
b. Chứng minh \({{{S_{AMN}}} \over {{S_{ABC}}}} = {\sin ^2}B.{\sin ^2}C\)
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.
Khi góc α tăng từ 0° đến 90° (0°<α < 90°) thì sinα và tgα tăng còn cosα và cotgα giảm.
\({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\)
Lời giải chi tiết:
a. Ta có: \(\cos 24^\circ = \sin 66^\circ ,\cos 87^\circ = \sin 3^\circ .\)
Vì \(3^\circ < 40^\circ < 42^\circ < 66^\circ < 78^\circ \) nên:
\(\eqalign{ & \sin 3^\circ < \sin 40^\circ < \sin 42^\circ < \sin 78^\circ \cr & \Rightarrow \cos 87^\circ < \sin 40^\circ < \sin 42^\circ < \cos 24^\circ < \sin 78^\circ \cr} \)
b.
\(\eqalign{ D &= {\sin ^2}15^\circ + {\sin ^2}75^\circ - {{2\cos 49^\circ } \over {\sin 41^\circ }} + \tan 26^\circ .\tan 64^\circ \cr & = {\sin ^2}15^\circ + {\cos ^2}15^\circ - {{2\sin 41^\circ } \over {\sin 41^\circ }} + \tan 26^\circ .\cot 26^\circ \cr&= 1 - 2 + 1 = 0 \cr} \)
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Định lý Pytago
Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Tính chất đường phân giác của tam giác
Lời giải chi tiết:
a. ∆ABC vuông tại A có đường cao AH, ta có:
\(A{C^2} = BC.HC\) (hệ thức lượng)
\( \Rightarrow BC = {{A{C^2}} \over {HC}} = {{{3^2}} \over {1,8}} = 5\) (cm)
Theo định lí Py-ta-go, ta có:
\(A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {5^2} - {3^2} = 16 \)
\(\Rightarrow AB = 4\,\left( {cm} \right)\)
Ta có: \(\eqalign{ & \sin B = {{AC} \over {BC}} = {3 \over 5} \Rightarrow \widehat B \approx 36^\circ 52' \cr & \Rightarrow \widehat C \approx 90^\circ - 36^\circ 52' \approx 53^\circ 08' \cr} \)
b. AD là phân giác của ∆ABC, ta có:
\(\eqalign{ & {{DB} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}} = {4 \over 3}\cr& \Rightarrow {{DB} \over 4} = {{DC} \over 3} = {{DB + DC} \over {4 + 3}} = {{BC} \over 7} = {5 \over 7} \cr & \Rightarrow DB = {{4.5} \over 7} = {{20} \over 7}\,\left( {cm} \right) \cr} \)
Ta có: \(\eqalign{ & BH = BC - HC = 5 - 1,8 = 3,2\,\left( {cm} \right) \cr & \Rightarrow DH = BH - BD = 3,2 - {{20} \over 7} \approx 0,34\,\left( {cm} \right) \cr} \)
Lại có: \(BC.AH = AB.AC\) (hệ thức lượng)
\( \Rightarrow AH = {{AB.AC} \over {BC}} = {{3.4} \over 5} = 2,4\,\left( {cm} \right)\)
Áp dụng định lí Pi-ta-go trong tam giác vuông AHD, ta có:
\(A{D^2} = A{H^2} + D{H^2}\)\(\; \approx {\left( {2,4} \right)^2} + {\left( {0,34} \right)^2} \approx 5,8756\)
\(\Rightarrow AD \approx 2,42\,\left( {cm} \right)\)
LG bài 3
LG bài 3
Phương pháp giải:
Sử dụng:
Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng
Lời giải chi tiết:
a. \(∆AHB\) vuông tại H (giả thiết) có HM là đường cao, ta có:
\(A{H^2} = AM.AB\) (hệ thức lượng) (1)
Tương tự với \(∆AHC\) có đường cao HN, ta có:
\(A{H^2} = AN.AC\) (2)
Từ (1) và (2) \(⇒ AM.AB = AN.AC\) (3)
b. Xét \(∆AMN\) và \(∆ABC\) có \(\widehat A\) chung và (3)
\(⇒ ∆AMN\) đồng dạng \(∆ACB\) (c.g.c)
\( \Rightarrow {{{S_{AMN}}} \over {{S_{ACB}}}} = {\left( {{{AN} \over {AB}}} \right)^2}\) (4)
Ta có: \({\widehat H_1} = \widehat C\) (cùng phụ với \({\widehat H_2}\) )
Xét \(∆ANH\) vuông tại N, ta có:
\(AN = AH.sin{H_1} = AH.sinC\) (vì \({\widehat H_1} = \widehat C\) )
\( \Rightarrow A{N^2} = A{H^2}.{\sin ^2}C\) (5)
Xét \(∆AHB\), ta có: \(AH = AB.\sin B \Rightarrow {\rm A}{{\rm H}^2} = A{B^2}.{\sin ^2}B\)
\( \Rightarrow A{B^2} = {{A{H^2}} \over {{{\sin }^2}B}}\) (6)
Thay (5), (6) vào (4), ta có: \({{{S_{AMN}}} \over {{S_{ACB}}}} = {{A{H^2}.{{\sin }^2}C} \over {{{A{H^2}} \over {{{\sin }^2}B}}}} = {\sin ^2}B.{\sin ^2}C\)
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 9 mới
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước