Đề bài
Đọc câu chuyện sau:
Hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Từ nội dung câu chuyện trên, anh (chị) bình luận về cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân của con người trong cuộc sống hiện nay.
Lời giải chi tiết
1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
2. Thân bài
a. Giải thích
- Mượn câu chuyện về hai hạt lúa, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực
b. Lý giải vấn đề
- Cách sống không nhỏ nhen, ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân là lối sống đẹp, biết chia sẻ, sẵn sàng chấp nhận hi sinh, thiệt thòi về mình.
- Hai hạt lúa nêu lên hai quan niệm sống, hai cách sống trái chiều: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỉ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.
+ Hạt lúa muống giữ lại chất dinh dưỡng cho bản thân mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại nát tan trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt
+ Hạt lúa tưởng rằng đã nát tan trong đất rồi nhưng nhưng lại được hồi sinh thành bông lúa vàng trĩu hạt.
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết hi sinh, sống vì người khác, sẵn sàng chấp nhận sự thiệt thòi, không nên ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình.
- Dẫu biết rằng trong cuộc đời, ai cũng có những phút giây chỉ muốn sống cho bản thân mình. Chỉ có điều, khi cơ hội đến, bạn đừng ngần ngại mà hãy cho đi, thậm chí cho đi một cách rất nhẹ nhàng như lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”
- Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỉ, cứ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì mình có.
+ Con người sống cần phải dấn thân, chấp nhận gian khó, không ích kỉ, nhỏ nhen.
+ Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận những cả những hi sinh, thiệt thòi về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống cao đẹp con người cần hướng đến trong cuộc đời.
c. Bàn bạc, bác bỏ
- Bên cạnh những người biết sống vì người khác, biết cống hiến, sẻ chia, cũng còn không ít người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân như hạt lúa thứ nhất.
- Câu chuyện gợi cho chúng ta cần phải lựa chọn một lối sống tích cực.
- Chúng ta cần phải rèn luyện, bồi dưỡng cho đời sống tâm hồn phong phú hơn.
3. Kết bài
- Liên hệ bản thân
- Mở rộng vấn đề
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Chương 7. Hạt nhân nguyên tử
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
PHẦN 2. KĨ THUẬT ĐIỆN