Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN LỊCH SỬ-LỚP 12
I/TRẮC NGHIỆM
Câu 1. (NB) Công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông qua tại
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976).
B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3-1982).
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).
D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991).
Câu 2: (VDC) “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ
A. Phản ứng linh hoạt.
B. Ngăn đe thực tế
C. Bên miệng hố chiến tranh.
D. Chính sách thực lực.
Câu 3: (NB) Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây
A. Kế hoạch Stalây Taylo.
B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.
C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.
Câu 4: (NB) Ngày 02- 12- 1964 quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây
A. Chiến thắng Ba Rày.
B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng Ba Gia.
D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 5: (TH) Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
A. Ấp Bắc.
B. Bình Giã.
C. Đồng Xoài.
D. Ba Gia.
Câu 6: (TH) Ý nào sau đây phản ánh không đúng âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là
A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.
D. Mở rộng xâm lược miền Bắc, buộc ta phải khuất phục trên bàn đàm phán.
Câu 7: (NB) Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ“ là lực lượng nào?
A. Lực lương quân ngụy.
B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
C. Lực lượng quân chư hầu.
D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.
Câu 8: (VDC) Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao“ nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 9: (NB) Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965- 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ
A. 4 tháng với 450 cuộc hành quân .
B. 4 tháng với 540 cuộc hành quân.
C. 6 tháng với 450 cuộc hành quân.
D. 7 tháng với 540 cuộc hành quân.
Câu 10: (NB) Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua các chiến dịch theo thứ tự
A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
C. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
D. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Câu 11: (VDC)“Đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong
A. Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972.
D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân 1975.
Câu 12: (VD) Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là gì?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố ” phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc.
C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
D. Giáng một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam.
Câu 13: (NB) Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.
B. Hội nghị cấp cao ba nưóc Đông Dương.
C. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoạị ra miền Bắc lần hai.
D. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 14: (NB) Để mở đầu cho cuộc tổng tiến công chiến 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Trị
Câu 15: (NB) “Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01-1959).
B. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973).
C. Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7-10-1973).
D. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-01-1975).
Câu 16: (TH) Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A. Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
B. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976.
C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
II/TỰ LUẬN
Câu 1: Phong trào Đồng khởi ở miền Nam nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Câu 2: Em hãy cho biết Quân dân Miền Nam chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh cục bộ” và giành thắng lợi như thế nào?
Lời giải chi tiết
I/TRẮC NGHIỆM
1.C | 2.A | 3.A | 4.B | 5.B | 6.D | 7.B | 8.C |
9.A | 10.A | 11.B | 12.A | 13.D | 14.D | 15.B | 16.D |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 208
Cách giải:
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986) được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001).
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: liên hệ
Cách giải:
Chiến lược "Phản ứng linh hoạt" của chính quyền Kennơđi đươc thực hiện từ 1961 – 1963 => Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong Chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 169
Cách giải:
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Kế hoạch này được công bố tháng 5 năm 1961, mang tên hai người soạn thảo là nhà kinh tế học Eugene Staley của Viện nghiên cứu Standford - đại học Stanford và Đại tướng D. Taylor. Theo tiến độ, kế hoạch được triển khai trong 4 năm (1961-1965). Nội dung của nó là "bình định Miền Nam" trong vòng 18 tháng, từ đó đảm bảo cho quân đội Việt Nam Cộng hòa thế chủ động trên chiến trường Miền Nam. Kế hoạch bao gồm 3 biện pháp chiến lược:
- Tăng cường sức mạnh quân đội VNCH, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang quân Giải phóng, sử dụng chỉ huy và cố vấn Mỹ để chỉ huy các đơn vị chiến đấu.
- Giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn bằng "bình định" và lập "ấp chiến lược".
- Ra sức ngăn chặn biên giới kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam.
Tuy vậy, nó đã bị phá sản từ năm 1963 với các sự kiện trận Ấp Bắc, Đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm, các "ấp chiến lược" không thực hiện được theo như kế hoạch ban đầu. Mặc dù không tuyên bố, kế hoạch chính thức chấm dứt khi các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965 để trực tiếp tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: Sgk trang 172
Cách giải:
Trong đông – xuân 1964 – 1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa, ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 17000 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 172, suy luận.
Cách giải:
Trong Đông – xuân 1964 – 1965, quân ta mở chiến dịch tiến công địch ở Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa, ngày 2-12-1964), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 178, loại trừ.
Cách giải:
Âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 bao gồm:
- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhna dân ta ở hai miền đất nước.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 173
Cách giải:
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tăng cường số lượng quân Mĩ và quân đồng minh, đặc biệt là quân viễn chinh Mĩ. Trong quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên đến gần 1,5 triệu thì quân Mĩ chiếm tới hơn nửa triệu.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Trận Vạn Tường - nằm trong chiến dịch Operation Starlite (Cuộc hành quân Ánh sáng sao) là chiến dịch “tìm” và “diệt” của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam vào năm 1965
Cuộc hành quân Ánh sáng sao bắt đầu ngày 17 tháng 8 năm 1965 và kết thúc ngày 24 tháng 8 năm 1965 với trận đánh chính diễn ra ngày 18 tháng 8 tại làng Vạn Tường nên được gọi là trận Vạn Tường
Đại tá Don P. Wyckoff – chỉ huy chiến dịch lúc đầu đặt tên cho chiến dịch là Satellite (Vệ tinh) nhưng gặp sự cố máy phát điện bị hỏng nên nhân viên đánh máy đánh nhầm là Starlite cùng âm với từ Star Light nghĩa là Ánh sáng của các ngôi sao nên sau này lịch sử cũng dịch là chiến dịch Ánh Sáng Sao.
Chủ lực của chiến dịch là lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến được tăng cường 1 số đơn vị xe tăng, pháo binh, … tổng cộng khoảng 5.500 binh sĩ. Ngoài ra còn được pháo hạm từ ngoài biển của các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 yểm trợ hỏa lực
Trong trận Vạn Tường, quân ta đã đánh bại cuộc hành quân Ánh sáng sao này, chứng minh khả năng đánh thắng đánh thắng quân Mĩ của nhân dân ta trong “Chiến tranh cục bộ”.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Sgk trang 175
Cách giải:
Sau trân Vạn Tường, Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc tiến công trong hai mùa khô. Trong mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965 – 1966), với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.
Trong 4 tháng mùa khô, ta đã giành thắng lợi và tiêu diệt nhiều tên dịch và vũ khí chiến tranh của chúng.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: Sgk trang 192 – 194
Cách giải:
Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975).
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3 – 1975).
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975).
Chọn: A
Câu 11.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Đây là mục tiêu được đề ra trong Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Tuy có ý nghĩa quan trọng những mục tiêu này đề ra chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Xuân Mậu Thân, ta không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, ta chậm thấy sự cố gắng của địch và những khó khăn lúc đó của ta.
Chọn: B
Chú ý:
Mục tiêu đề ra ban đầu quá cao dẫn tới những hạn chế, tổn thất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
Câu 12.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân có ý nghĩa quan trọng, trong đó ý nghĩa lớn nhất là làm lung lay ý chí xâm lược của quân đội viễn chinh Mĩ, buộc Mĩ phải tuyê bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Chỉ khi Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” thì mới đưa đến sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, từ đó dẫn đến việc Mĩ buộc phải đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Chọn: A
Câu 13.
Phương pháp: Sgk trang 181
Cách giải:
Ngày 6-6-1969, Chính phủ cach mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
Chọn: D
Câu 14.
Phương pháp: Sgk trang 183
Cách giải:
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp trên chiến trường miền Nam.
Chọn: D
Câu 15.
Phương pháp: Sgk trang 190 (chữ in nhỏ)
Cách giải:
Trước âm mưu “bình định - lấn chiếm” của địch, tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21. Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc - Hội nghị nêu rõ, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Chọn: B
Câu 16.
Phương pháp: Sgk trang 192
Cách giải:
Với chiến thắng Phước Long, Bộ chính trị càng quyết tâm giải phóng miền Nam. Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Nhưng Bộ chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Chọn: D
II/TỰ LUẬN
Câu 1:
a. Hoàn cảnh:
- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. Tháng 5 - 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.
- Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
b. Diễn biến:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ từng địa phương như: cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959; ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) nổi dậy đấu tranh. Phong trào lan rộng từ Mỏ Cày sang Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất địa chủ, cường hào chia cho dân cày.
- Phong trào “Đồng Khởi” lan rộng ra Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Cuối năm 1960 chính quyền cách mạng đã làm chủ nhiều thôn xã.
c. Ý nghĩa:
- Phong trào Đồng Khởi giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển trong cục diện chiến tranh, ta chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20 - 12 -1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Câu 2:
- Trận Vạn Tường:
+ Ngày 18 - 8 – 1965, Mỹ huy động 9.000 quân, cùng nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép tấn công vào vùng giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta
+ Sau một ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 tên địch, cùng nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép.
- Mùa khô lần thứ nhất 1965 - 1966:
+ Mỹ huy động 720.000 quân (trong đó có 220.000 quân Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân tấn công vào Đông Nam Bộ và Đồng bằng Liên khu V.
+ Sau một thời gian chiến đấu, miền Nam tiêu diệt 104.000 quân (trong đó có 42.000 quân Mỹ, 3.500 quân đồng minh), bắn rơi 1.430 máy bay.
- Mùa khô thứ hai 1966 - 1967:
+ Mỹ huy động 980.000 quân (trong đó có 440.000 quân Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân.
+ Miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 quân (trong đó có 68.000 quân Mỹ, 5.500 quân đồng minh), bắn rơi 1.231 máy bay.
- Trên mặt trận chính trị: ở nông thôn, nông dân nổi dậy phá ấp chiến lược; thành thị, học sinh, sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi Mỹ rút quân về nước.
- Đầu năm 1968 thời cơ thuận lợi nên Đảng ta quyết định mở cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968.
=> Sau khi giành thắng lợi bước đầu trong Mậu Thân 1968, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tuyên bố thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán Pari về kết thúc chiến tranh và lập lài hòa bình ở Việt Nam.
Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Đề thi THPT QG chính thức các năm
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
Tải 30 đề thi học kì 2 - Hóa học 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC