Đề bài
Câu 1. Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:
A. tê phù
B. thiếu máu
C. còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn
D. khô giác mạc ở mắt.
Câu 2. Chất nào sau đây có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa?
A. gluxit. B. lipit.
C. prôtêin. D. chất khoáng
Câu 3. Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
A. thận, cầu thận, nang cầu thận, bóng đái
B. thận, ống đái, nang cầu thận, bóng đái
C. thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái
D. cầu thận, nang cầu thận, ống đái.
Câu 4. Quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu xảy ra ở đâu?
A. Cầu thận
B. Ống thận
C. Bàng quang
D. Ống dẫn nước tiểu.
Câu 5. Lớp nào của da giúp da thực hiện được chức năng cảm giác?
A. lớp bì
B. lớp biểu bì
C. lớp bì và lớp mỡ dưới
D. lớp mỡ dưới da.
Câu 6. Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần:
A. bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng.
B. ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.
C. dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng.
D. bôi thuốc mỡ chống bỏng.
Câu 7. Cơ quan điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể là
A. trụ não B. tiểu não
C. não trung gian. D. đại não
Câu 8. Ở người viễn thị, muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo loại kính nào?
A. Kính hội tụ B. Kính cận
C. Kính phân kì D. kính mặt lõm
Câu 9. Cận thị bẩm sinh là do
A. trục mắt quá dài.
B. thể thủy tinh phồng quá không xẹp xuống được.
C. trục mắt quá ngắn.
D. thể thủy tinh xẹp quá không phồng lên được.
Câu 10. Phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện?
A. Trời nắng nóng, da tiết mồ hôi
B. Thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
C. Đi nắng, mặt đỏ gay
D. Trời lạnh, môi tím tái.
Câu 11. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là
A. Hoocmôn B. Dịch tiêu hóa
C. Dịch nhờn D. Kháng thể
Câu 12. Tuyến nào dưới đây là tuyến ngoại tiết?
A. tuyến yên
B. tuyến giáp
C. tuyến nước bọt
D. tuyến trên thận
Câu 13. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, em cần xây dựng các thói quen sống khoa học như thế nào?
Câu 14. Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?
Câu 15. Em hãy trình bày cho thấy sự tiến hóa của não người so với não của các động vật khác trong lớp Thú.
Câu 16. Nêu tính chất và vai trò của hooc môn?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | C | A | A | B |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | B | B | A | C |
Câu 1
Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh còi xương trẻ và loãng xương ở người lớn vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và phospho.
Chọn C
Câu 2
Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein.
Chọn C
Câu 3
Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái
Chọn C
Câu 4
Quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu xảy ra ở cầu thận.
Chọn A
Câu 5
Lớp bì của da chứa nhiều thụ quan giúp da thực hiện được chức năng cảm giác.
Chọn A
Câu 6
Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.
Chọn B
Câu 7
Cơ quan điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp của cơ thể là tiểu não.
Chọn B
Câu 8
Ở người viễn thị, muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo loại kính hội tụ.
Chọn A
Câu 9
Cận thị bẩm sinh là do thể thủy tinh phồng quá không xẹp xuống được.
Chọn B
Câu 10
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. VD: đáp án A,C,D
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. VD: Đáp án B
Chọn B
Câu 11
Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoocmon được đổ thẳng vào máu.
Chọn A
Câu 12
Tuyến ngoại tiết là các tuyến tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua ống dẫn.Ví dụ về các tuyến ngoại tiết bao gồm mồ hôi, nước bọt, tuyến vú, tuyến lông mi, tuyến nước mắt, tuyến bã nhờn và chất nhầy.
Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết.
Chọn C
Câu 13
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
Câu 14
- Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao ở người.
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Câu 15
Tiến hóa của não người so với não của các động vật khác trong lớp Thú:
- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
- Vỏ não người có nhiều khe và rảnh làm tăng bề mặt chứa các nơron.
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói,viết, hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết).
Câu 16
- Tính chất của hoocmôn:
+ Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.
+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.
- Vai trò của hoocmôn:
+ Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.
+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Nguồn: sưu tầm
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
Chương 6: Nhiệt
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Starter Unit