Đề bài
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra
A. Chỉ ở chất khí
B. Chỉ ở chất lỏng
C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng
D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 2: Một cần trục thực hiện một công 3000 J để nâng một vật năng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:
A. 15 000 W B. 600 kW
C. 6 kW D. 0,6 kW
Câu 3: Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất
B. Khối lượng và vận tốc của vật
C. Trọng lượng riêng
D. Khối lượng
Câu 4: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Thể tích B. Khối lượng
C. Nhiệt năng D. Nhiệt độ
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 5:
a) Phát biểu định luật về công?
b) Nêu các nguyên lý truyền nhiệt? Khi thả một cục nước đá vào một cốc nước ở nhiệt độ phòng. Nhiệt năng đã được truyền từ vật nào sang vật nào?
Câu 6:
Một quả dừa có khối lượng 2 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 4 m xuống đất.
a) Lực nào đã thực hiện công cơ học? Tính công của lực này?
b) Môt làn gió thổi theo phương song song với mặt đất có cường độ 130 N tác dụng vào quả dừa đang rơi. Tính công của gió tác dụng vào quả dừa.
Câu 7:
Một bếp điện đun sôi 1 lít nước trong một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3 kg từ nhiệt độ ban đầu 200C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880 J/kg.K và 4200 J/kg.K
a) Tính nhiệt lượng đun sôi ấm nước này?
b) Biết thời gian đun sôi nước là T1 = 10 phút. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Cho rằng nhiệt do bếp điện cung cấp một cách đều đặn.
Lời giải chi tiết
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
1-C | 2-D | 3-A | 4-B |
Câu 1:
Phương pháp:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ của chất lỏng và chất khí.
Cách giải:
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất lỏng và chất khí.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Cách giải:
Công suất của cần trục sản ra là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{3000}}{5} = 600{\rm{W = 0,6 kW}}\)
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp:
Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Cách giải:
Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
Chọn A.
Câu 4:
Phương pháp:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Cách giải:
Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn thì nhiệt độ của vật tăng, nhiệt năng tăng và thể tích tăng. Chỉ có khối lượng không tăng.
Chọn B.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 5:
Phương pháp:
a)
Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
b)
Nguyên lý truyền nhiệt:
+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Cách giải:
a)
Định luật về công: Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
b)
- Nguyên lý truyền nhiệt:
+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
- Khi thả một cục nước đá vào một cốc nước ở nhiệt độ phòng. Nhiệt năng đã được truyền từ nước sang cục đá vì nước có nhiệt độ cao hơn cục đá.
Câu 6:
Phương pháp:
Vật rơi từ trên cao xuống đất do tác dụng của trọng lực. Lực này đã sinh công cơ học.
Áp dụng công thức thức tính công: \(A = F.s\)
Chú ý: Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
Cách giải:
a) Quả dừa chịu tác dụng của trọng lực nên nó rơi xuống đất.
Trọng lực sinh công cơ học:
\(A = F.s = P.s = 10m.s = 10.2.4 \)
\(= 80J\)
b) Gió thổi theo phương song song với mặt đất, tức là vuông góc với phương chuyển động của quả dừa nên nó không sinh công. A = 0.
Câu 7:
Phương pháp:
Áp dụng công thức nhiệt lượng: \(Q{\rm{ }} = {\rm{ }}m.c.\Delta t\)
Cách giải:
Tóm tắt:
\({}{m_{nc}} = 1kg;{m_{Al}} = 0,3kg;{t_0} = {20^0}C;\)
\(t = {100^0}C\\{c_{Al}} = 880J/kg.K;{c_{nc}} = 4200J/kg.K\)
a) Q = ?
b) Nếu thời gian đun là T1 = 10 phút thì khi đun 2 lít nước hết bao lâu?
Giải:
a) Nhiệt lượng đun sôi ấm nước là:
\({}Q = {m_{nc}}{c_{nc}}.\left( {t-{\rm{ }}{t_0}} \right)\)
\(+ {m_{Al}}.{c_{Al}}.\left( {t-{t_0}} \right)\\\,\,\,\,\, = 1.4200.\left( {100 - 20} \right) \)
\(+ 0,3.880.\left( {100 - 20} \right) = 357120{\rm{ }}J\)
b) Nếu dùng bếp này đun 2 lít nước thì cần nhiệt lượng là:
\({}Q' = {m_{nc}}'.{c_{nc}}.\left( {t-{\rm{ }}{t_0}} \right) \)
\(+ {m_{Al}}.{c_{Al}}.\left( {t-{t_0}} \right)\\\,\,\,\,\,\,\, = 2.4200.\left( {100 - 20} \right) \)
\(+ 0,3.880.\left( {100 - 20} \right) = 693120{\rm{ }}J\)
Vậy thời gian để đun sôi 2 lít nước là:
\(T' = T.\dfrac{{Q'}}{Q} = 10.\dfrac{{693120}}{{357120}} = 19,4\,\,(phut)\)
Vậy thời gian để đun sôi 2 lít là 19,4 phút.
Nguồn: sưu tầm
Phần Lịch sử
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 8
Presentation skills
CHƯƠNG I. CƠ HỌC - VẬT LÝ 8
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân