Đề bài
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chỉ ở chất lỏng
B. Chỉ ở chất khí
C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
D. Ở chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. chuyển động không ngừng
B. chỉ có thế năng, không có động năng
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công?
A. Dùng ròng rọc động
B. Dùng ròng rọc cố định
C. Dùng mặt phẳng nghiêng
D. Không có cách nào cho ta lợi về công
Câu 4: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật
B. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 5: Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên mất 0,5 phút. Công suất của lực kéo là:
A. 360W B. 720W
C. 180W D. 12W
Câu 6: Đơn vị của công cơ học là:
A. Jun (J) B. Niu – tơn (N)
C. Oat (W) D. Paxcan (Pa)
Câu 7: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yêu bằng hình thức:
A. Đối lưu B. Bức xạ nhiệt
C. Dẫn nhiệt D. Dẫn nhiệt và đối lưu
Câu 8: Hãy chọn câu trả lời đúng. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại
B.Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra khỏi chỗ buộc ra ngoài
D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao trong các phòng kín có gắn quạt thông gió thì quạt thường đặt ở trên cao?
Nếu thay quạt bằng máy điều hòa nhiệt độ thì máy đó phải đặt ở đâu? Vì sao?
Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Để chống gián cắn quần áo, người ta thường để băng phiến trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ra ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao?
Câu 3: Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt độ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:
a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt
b) Nhiệt lượng nước đã thu vào?
c) Nhiệt dung riêng của chì?
Lời giải chi tiết
Phần I - Trắc nghiệm
1-C | 2-B | 3-D | 4-A | 5-D | 6-A | 7-B | 8-D |
Câu 1:
Phương pháp:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí và chất lỏng.
Cách giải:
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất khí và chất lỏng
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Cách giải:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Vậy tính chất không phải của nguyên tử, phân tử là: chỉ có thế năng, không có động năng
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp:
Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Cách giải:
Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Vậy để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách nhưng không có cách nào cho ta lợi về công.
Chọn D.
Câu 4:
Phương pháp:
Nhiệt năng là một dạng năng lượng, là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
Cách giải:
Nhiệt năng là một dạng năng lượng, là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
Vậy phát biểu không đúng về nhiệt năng là: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
Chọn A.
Câu 5:
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính công và công suất:
\(\left\{ \begin{array}{l}A = F.s\\P = \dfrac{A}{t}\end{array} \right.\)
Cách giải:
Đổi: 0,5 phút = 30 giây.
Công của lực kéo là: \(A = F.s = 60.6 = 360{\rm{ }}J\)
Công suất của lực kéo là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{360}}{{30}} = 12{\rm{W}}\)
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp:
Đơn vị của công cơ học là Jun (J)
Cách giải:
Đơn vị của công cơ học là Jun (J)
Chọn A.
Câu 7:
Phương pháp:
+ Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Cách giải:
Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp chủ yếu bằng bức xạ nhiệt.
Chọn B.
Câu 8:
Phương pháp:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Cách giải:
Quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
Chọn D.
Phần II – Tự luận
Câu 1:
Phương pháp:
+ Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Cách giải:
Quạt thông gió thường được đặt trên cao vì không khí trong phòng luôn chuyển động và sự hình thành các dòng khí do đối lưu di chuyển từ dưới lên trên. Không khí nóng di chuyển lên cao và theo quạt thông gió đi ra ngoài. Vì vậy cần đặt quạt trên cao.
Khi thay quạt bằng điều hòa nhiệt độ thì cần đặt điều hòa trên cao. Vì điều hòa tạo ra không khí lạnh, nó sẽ di chuyển xuống phía dưới không gian phòng, không khí nóng trong phòng do đối lưu sẽ di chuyển lên trên và lại được điều hòa làm mát. Cứ như vậy tạo ra không khí mát trong phòng.
Câu 2:
Phương pháp:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Cách giải:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Băng phiến có tính chất đặc biệt, nó có thể thăng hoa trực tiếp chuyển từ thể rắn sang thể khí. Đặt băng phiến trong tủ quần áo, nó sẽ thăng hoa thành thể khí, các phân tử băng phiến chuyển động hỗn loạn không ngừng trong không khí, mở tủ ra, các phân tử này bay vào mũi ta, làm ta cảm nhận được mùi thơm của băng phiến.
Câu 3:
Phương pháp:
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
\({Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\)
\(= {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\)
Cách giải:
Tóm tắt:
\({{m_{Pb}} = 420g = 0,42kg;{\rm{ }}{t_0} = {{100}^0}C;\\{\rm{ }}{m_{nc}} = 260g = 0,26g{\rm{ }}\\{t_1} = {{58}^0}C;{\rm{ }}{t_{cb}} = {{60}^0}C;{\rm{ }}\\{c_{nc}} = 4200{\rm{ }}J/kg.K.}\\{}\)
a)\({t_{cb}} = ?\)
b)\({Q_{thu}} = ?\)
c)\({c_{Pb}} = ?\)
Giải:
a) Khi xảy ra cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của chì và của nước bằng nhau và bằng 600C.
b) Nhiệt lượng nước đã thu vào là:
\({Q_{thu}} = {m_{nc}}{c_{nc}}\left( {{t_{cb}} - {t_1}} \right)\)
\(= 0,26.4200.\left( {60 - 58} \right) = 2184J\)
c) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
\({Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\\ = {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\\0,42.{c_{Pb}}.(100 - 60) = 2184\\ \Rightarrow {c_{Pb}} = 130(J/kg.K)\)
Nguồn: sưu tầm
Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Chủ đề 4. Làm chủ bản thân
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 8 mới