Đề bài
Câu 1 : Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ.
B. Tinh bột.
C. Xenlulozơ.
D. Glucozơ.
Câu 2 : Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH.
B. HO-C2H4-CHO.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Câu 3 : Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ
A. axit axetic và phenol.
B. anhiđrit axetic và phenol.
C. axit axetic và ancol benzylic.
D. anhiđrit axetic và ancol benzylic.
Câu 4 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau.
B. Trong phân tử amilozơ tồn tại cả liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ cùng thu được một monosaccarit.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Câu 5 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
D. Dung dịch NaOH (đun nóng).
Câu 6 : Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng
A. vòng 5 cạnh.
B. vòng 4 cạnh.
C. mạch hở.
D. vòng 6 cạnh.
Câu 7 : Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Tác dụng với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
B. Cộng H2 (Ni, to).
C. Tác dụng với dung dịch Br2.
D. Tráng gương.
Câu 8 : Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ.
Câu 9 : Cho hợp chất: CH3-CH(NH2)-COOH. Cách gọi tên nào sau đây là sai?
A. Axit 2-aminopropanoic.
B. Axit α-aminopropanoic.
C. Axit α-aminopropionic.
D. Alanin.
Câu 10 : Khi xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
Câu 11 : Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.
B. C3H9N.
C. C2H5N.
D. CH5N.
Câu 12 : Hãy chỉ ra những giải thích sai trong các hiện tượng sau?
A. Khi nấu canh cua, xuất hiện gạch cua nổi trên mặt nước là hiện tượng hoá học.
B. Dầu mỡ để lâu bị ôi là hiện tượng hoá học.
C. Anilin để lâu trong không khí chuyển sang màu đen là hiện tượng hoá học.
D. Sữa tươi để lâu se bị vón cục, tạo thành kết tủa là hiện tượng vật lí.
Câu 13 : Cho 9 gam một amino axit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là
A. phenylalanin.
B. alanin.
C. valin.
D. glyxin.
Câu 14 : Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo?
A. C5H13N.
B. C4H11N.
C. C3H9N.
D. C2H7N.
Câu 15 : Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.
B. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
C. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O.
D. C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl.
Câu 16 : Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng
A. 18,67%.
B. 12,96%.
C. 15,05%.
D. 15,73%.
Câu 17 : Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, triolein, metyl metacrylat và anilin. Số chất tác dụng với dung dịch brom là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 18 : X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. saccarozơ và fructozơ.
B. xenlulozơ và saccarozơ.
C. tinh bột và glucozơ.
D. tinh bột và saccarozơ.
Câu 19 : Giữa tinh bột, saccarozơ và fructozơ có điểm chung là
A. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
B. đều thuộc loại cacbohiđrat.
C. đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.
D. đều không có phản ứng tráng bạc.
Câu 20 : Amin nào sau đây là amin bậc một?
A. C2H5NH2.
B. CH3NHCH3.
C. (CH3)N.
D. C2H5NHCH3.
Câu 21 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 6.
Câu 22 : Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7.
B. Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ sở của sự sống.
C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị α-amino axit được gọi là polipeptit.
D. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
Câu 23 : Muối của axit glutamic dùng làm bột ngọt, có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa.
B. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa.
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONH4.
D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOK.
Câu 24 : Hai este A, B là đồng phân của nhau. Biết 17,6 gam hỗn hợp này chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện. Hai este A, B là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3 và HCOOC2H5.
C. HCOOC3H7 và C3H7COOH.
D. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7.
Câu 25 : Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn 18 gam glucozo thu được bao nhiêu gam Ag kết tủa?
A. 5,40 gam.
B. 21,60 gam.
C. 2,16 gam.
D. 10,80 gam.
Câu 26 : Cho các chất sau đánh số theo thứ tự NH3 (1), CH3NH2 (2), KOH (3), C6H5NH2 (4), (CH3)2NH (5). Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự
A. (1), (2), (4), (5), (3).
B. (1), (2), (5), (3), (4).
C. (4), (1), (2), (5), (3).
D. (2), (1), (4), (5), (3).
Câu 27 :Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong mỗi mắt xích của tinh bột cũng như ở xenlulozơ luôn có 3 nhóm -OH.
B. Ở nhiệt độ thường, glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
C. Glucozơ, fructozơ bị oxi hoá bởi Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
D. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, to) cho poliancol.
Câu 28 : Cho các chất sau:
(1) CH3COOC6H5;
2) ClH3NCH2COONH4;
(3) Axit glutamic;
(4) (HCOO)2C2H4;
(5) H2NCH2COOCH3.
Biết 1 mol X có thể phản ứng tối đa 2 mol NaOH. Trong các chất trên, số chất thỏa mãn tính chất của X là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 29 : Rượu 40° là dung dịch ancol etylic trong nước, trong đó ancol etylic chiếm 40% về thể tích. Người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% glucozơ để lên men thành rượu với hiệu suất 80%. Để thu được 2,3 lít rượu 40° cần dùng bao nhiêu kilogam nguyên liệu nói trên ? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
A. 1,8 kg.
B. 3,6 kg.
C. 9,0 kg.
D. 1,44 kg.
Câu 30 : Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (MY < MT < MZ). Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được sản phẩm chỉ gồm CO2, Na2CO3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun nóng Z với hỗn hợp rắn NaOH và CaO, thu được ankan.
B. Nhiệt độ sôi của Y cao hơn nhiệt độ sôi của Z và T.
C. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc 170oC, thu được anken.
D. Từ Y có thể điều chế trực tiếp axit axetic bằng một phản ứng hóa học.
Câu 31 : Để điều chế 53,46 kg xenlulozo trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 gam/ml) phản ứng với xenlulozo dư. Giá trị của V là
A. 40
B. 24
C. 60
D. 36
Câu 32 :Lấy 0,2 mol hỗn hợp X gồm (H2N)2C5H9COOH và H2NCH2COOH cho vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,025
B. 38,175
C. 41,825
D. 30,875
Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol este X thu được 4 mol khí CO2. Mặt khác khi xà phòng hóa 0,1 mol este trên thu được 8,2 gam muối chứa natri. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. CH3COOC2H5.
Câu 34 : Từ 18 kg tinh bột chứa 19% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất quá trình sản xuất là 75%?
A. 13,45 kg.
B. 16,20 kg.
C. 12,15 kg.
D. 10,42 kg.
Câu 35 : Khử glucozơ bằng hiđro để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44 gam.
B. 1,80 gam.
C. 4,28 gam.
D. 2,25 gam.
Câu 36 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 37 : Đốt cháy hoàn toàn m1 gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m1 gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác, m2 gam X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của m2 là
A. 34,24.
B. 8,56.
C. 25,68.
D. 17,12.
Câu 38 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
A. 0,08.
B. 0,09.
C. 0,07.
D. 0,06.
Câu 39 : Ba chất hữu cơ X, Y, Z là peptit mạnh hở, đều chứa các gốc Ala và Val. Khi đốt cháy hết cùng một số mol X hoặc Y thì đều thu được lượng CO2 bằng nhau. Đun nóng 75,44 gam hỗn hợp M (gồm 5a mol X, 5a mol Y và a mol Z) với dung dịch NaOH dư thu được 0,22 mol muối D và 0,7 mol muối E. Biết tổng số gốc α - aminoaxit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 14. Khối lượng chất Z trong 75,44 gam M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,00.
B. 9,00.
C. 9,50.
D. 8,50.
Câu 40 : X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y không no chứa một liên kết C=C); Z là este tạo bởi X, Y và glixerol. Đun nóng 12,84 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 120 ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa, thu được 20,87 gam muối khan. Mặt khác đốt cháy 12,84 gam E cần dùng 6,496 lít O2 (đktc). Thể tích dung dịch Br2 1M phản ứng tối đa với 0,3 mol E là
A. 360 ml.
B. 60 ml.
C. 320 ml.
D. 240 ml.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1.D | 6.D | 11.D | 16.D | 21.B | 26.C | 31.A | 36.A |
2.C | 7.B | 12.A | 17.B | 22.B | 27.A | 32.C | 37.A |
3.B | 8.D | 13.D | 18.D | 23.A | 28.B | 33.D | 38.A |
4.B | 9.B | 14.C | 19.B | 24.D | 29.B | 34.C | 39.C |
5.A | 10.A | 15.C | 20.A | 25.B | 30.D | 35.D | 40.A |
Câu 1
Trong các chất trên, chất có phản ứng tráng gương là glucozo.
Đáp án D
Câu 2
X là este của axit axetic ⟹ X có dạng CH3COOR'
Mà X có CTPT là C3H6O2 ⟹ CTCT của X là CH3COOCH3
Đáp án C
Câu 3
Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ anhiđrit axetic và phenol theo phản ứng:
(CH3CO)2O + C6H5OH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3COOC6H5 + CH3COOH
Đáp án B
Câu 4
B sai vì amilozo chỉ có liên kết α-1,4-glicozit.
Đáp án B
Câu 5
Triolein không phản ứng được với Cu(OH)2.
Các phản ứng hóa học xảy ra:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2O \(\overset{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}{\mathop{\leftrightarrows }}\,\) 3C17H33COOH + C3H5(OH)3
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) (C17H35COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
Đáp án A
Câu 6
Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng vòng 6 cạnh.
Đáp án D
Câu 7
Trong phản ứng glucozo cộng H2 (Ni, to) thì glucozo thể hiện tính oxi hóa, H2 thể hiện tính khử.
Đáp án B
Câu 8
Fructozơ thuộc loại monosaccarit, không có phản ứng thủy phân.
Đáp án D
Câu 9
Tên sai là axit α-aminopropanoic.
Đáp án B
Câu 10
Tristearin là (C17H35COO)3C3H5.
Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Đáp án A
Câu 11
Khi amin đơn chức phản ứng với HCl ta luôn có: namin = nHCl = 0,35.2 = 0,7 mol
⟹ Mamin = 21,7 : 0,7 = 31
⟹ CTPT của amin là CH5N
Đáp án D
Câu 12
A sai vì khi nấu canh cua, hiện tượng vón cục gạch (protein) là do nhiệt độ
⟹ Đây là hiện tượng vật lí.
Đáp án A
Câu 13
R-COOH → RCOOK
1 mol 1 mol → mtăng = 38 gam
0,12 mol ← mtăng = 13,56 - 9 = 4,56 gam
⟹ MA = 9 : 0,12 = 75
⟹ A là glyxin
Đáp án D
Câu 14
Amin có CTPT C3H9N có 4 đồng phân cấu tạo:
(1) CH3 – CH2 – CH2 – NH2
(2) CH3 – CH(NH2) – CH3
(3) CH3 – CH2 – NH – CH3
(4) (CH3)3N
Đáp án C
Câu 15
Ở phản ứng CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O thì amin thể hiện tính khử, không thể hiện tính bazo.
Đáp án C
Câu 16
Alanin: CH3-CH(NH2)COOH
\(\% {m_N} = \frac{{14}}{{89}}.100\% = 15,73\% \)
Đáp án D
Câu 17
Các chất phản ứng với dung dịch brom là: glucozo, triolein, metyl metacrylat, anilin.
→ 4 chất
Đáp án B
Câu 18
- X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh ⟹ X là tinh bột
- Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt ⟹ Y là saccarozo
Đáp án D
Câu 19
+ A sai. Saccarozơ và fructozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch phức xanh lam, nhưng tinh bột không có phản ứng này.
+ B đúng. Cả 3 chất này đều thuộc loại cacbohiđrat.
+ C sai. Fructozơ là monosaccarit nên không tham gia phản ứng thủy phân.
+ D sai. Chỉ có fructozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc; tinh bột và saccarozơ không có phản ứng này.
Đáp án B
Câu 20
Bậc của amin bằng số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
A: C2H5NH2 là amin bậc 1
B: CH3NHCH3 là amin bậc 2
C: (CH3)N là amin bậc 3
D: C2H5NHCH3 là amin bậc 2
Đáp án A
Câu 21
- Thủy phân hoàn toàn 1 mol X thì thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val
→ X là pentapeptit tạo bởi 1Gly, 2Ala, 2Val
- Thủy phân không hoàn toàn X thu được Gly-Ala-Val nên X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val
- Amino axit đầu C của X là Val nên X có dạng ?-?-?-?-Val
Các CTCT thỏa mãn cả 3 điều trên là:
Ala-Val-Gly-Ala-Val
Val-Ala-Gly-Ala-Val
Ala-Gly-Ala-Val-Val
Gly-Ala-Val-Ala-Val
Vậy có 4 CTCT thỏa mãn.
Đáp án B
Câu 22
A sai, tính lưỡng tính không liên quan đến pH.
VD: Lysin có tính lưỡng tính nhưng có pH > 7
Axit glutamic có tính lưỡng tính nhưng có pH < 7
B đúng.
C sai, polipeptit có từ 11 - 50 đơn vị α-amino axit.
D sai, đipeptit có 1 nhóm CO-NH; tripeptit có 2 nhóm CO-NH.
Đáp án B
Câu 23
Công thức cấu tạo của muối mononatri glutamat dùng làm bột ngọt là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa.
Đáp án A
Câu 24
neste = nO2 = 6,4 : 32 = 0,2 mol
⟹ Meste = 17,6 : 0,2 = 88
⟹ CTPT: C4H8O2
Đáp án D
Câu 25
Glucozo → 2Ag
0,1 → 0,2 mol
⟹ m = 0,2.108 = 21,6 gam
Đáp án B
Câu 26
Phương pháp:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e ⟹ làm tăng mật độ electron trên N ⟹ tăng tính bazơ.
+ R hút e ⟹ làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Hướng dẫn giải:
Từ phương pháp so sánh tính bazo ⟹ C6H5NH2 (4) < NH3 (1) < CH3NH2 (2) < (CH3)2NH (5) < KOH (3).
Đáp án C
Câu 27
A sai, mỗi mắt xích có chứa 3 nhóm -OH, không phải toàn phân tử.
Đáp án A
Câu 28
Các PTHH:
(1) CH3COOC6H5 + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CH3COONa + C6H5ONa + H2O
(2) ClH3NCH2COONH4 + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + NH3 + 2H2O
(3) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + 2NaOH → NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa + 2H2O
(4) (HCOO)2C2H4 + 2NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2HCOONa + C2H4(OH)2
(5) H2NCH2COOCH3 + NaOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) H2NCH2COONa + CH3OH
Vậy có 4 chất thỏa mãn: (1), (2), (3), (4).
Đáp án B
Câu 29
Khối lựợng ancol etylic trong 2,3 lít (2300 ml) rượu 40° là: \(2300\times \frac{40}{100}.0,8=736g\)
PT: \({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\xrightarrow{enzim,30-{{35}^{0}}C}\) 2CO2 + 2C2H5OH
Khối lượng nguyên liệu: \(\frac{180\times 736}{92}\times \frac{100}{80}\times \frac{100}{50}=3600g=3,6kg\)
Đáp án B
Câu 30
X có 4O và phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3
⟹ X là este 2 chức trong đó có 1 nhóm COO gắn trực tiếp với vòng benzen
⟹ Sản phẩm gồm có 1 muối cacboxylat 2 chức, 1 muối của phenol, ancol
Đốt Z chỉ thu được CO2, Na2CO3 mà không thu được H2O nên Z là (COONa)2
CTCT của X là CH3OOC-COOC6H5
CH3OOC-COOC6H5 + 3NaOH → (COONa)2 (Z) + C6H5ONa (T) + CH3OH (Y) + H2O
- A sai vì (COONa)2 thực hiện phản ứng vôi tôi xút sẽ thu được H2, không thu được ankan
\({{\left( COONa \right)}_{2}}+2NaOH\xrightarrow{CaO,{{t}^{o}}}2N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}+{{H}_{2}}\)
- B sai, nhiệt độ sôi của CH3OH (Y) thấp hơn nhiều so với (COONa)2 (Z) và C6H5ONa (T)
- C sai, vì CH3OH (Y) không có phản ứng tách nước tạo anken
- D đúng, vì \(C{{H}_{3}}OH+CO\xrightarrow{{{t}^{o}},xt}C{{H}_{3}}COOH\)
Đáp án D
Câu 31
C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3 (TNX) + 3H2O
nTNX = 53,46 : 297 = 0,18 kmol
nHNO3 = 3nTNX = 0,54 kmol
mHNO3 = 0,54.63 = 34,02 kg
m dd HNO3 = 34,02.(100/94,5) = 36 kg
V dd HNO3 = m : D = 36 : 1,5 = 24 lít
Do hiệu suất chỉ đạt 60% nên thể tích HNO3 thực tế cần dùng là: 24.(100/60) = 40 lít
HS có thể bấm máy liền như sau:
V dd HNO3 cần dùng = (53,46:297).3.63.(100/94,5):1,5.(100/60) = 40 lít
Đáp án A
Câu 32
Ta có thể coi như Y chứa: (H2N)2C5H9COOH; H2NCH2COOH; NaOH
-NH2 + H+ → -NH3Cl (1)
OH- + H+ → H2O (2)
\(\to {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}+{{n}_{N{{H}_{2}}}}\to 0,45=0,15+2\text{x}+y\to 2\text{x}+y=0,3\)
Mà nX = x + y = 0,2
=> x = y = 0,1 mol
Theo (2) ta có
Bảo toàn khối lượng →
→ 0,1.146 + 0,1.75 + 0,15.40 + 0,45.36,5 = mmuối + 0,15.18
→ m muối = 41,825 gam
Đáp án C
Câu 33
nmuối = netse = 0,1 mol ⟹ Mmuối = 82 ⟹ CH3COONa
⟹ Số C trong X = nCO2 : nX = 4
⟹ Este X là CH3COOC2H5
Đáp án D
Câu 34
Để đơn giản cho việc tính toán ta coi tinh bột có công thức C6H10O5.
mtinh bột = 18.(100% - 19%) = 14,58 kg
→ nC6H10O5 = 14,58/162 = 0,09 kmol
\(\underset{0,09\left( kmol \right)}{\mathop{{{C}_{6}}{{H}_{10}}{{O}_{5}}}}\,\xrightarrow{H=75%}\underset{0,09\left( kmol \right)}{\mathop{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}\,\)
mC6H12O6 (lý thuyết) = 0,09.180 = 16,2 kg
mC6H12O6 (thực tế) = 16,2.(75/100) = 12,15 kg
Đáp án C
Câu 35
C6H12O6 (glucozo) + H2 → C6H14O6 (sobitol)
Theo PTHH → \({{n}_{glucozo(pu)}}={{n}_{sobit\text{o}l}}=\frac{1,82}{182}=0,01\left( mol \right)\)
→ mglucozo(pư) = 0,01.180 = 1,8 gam
Do hiệu suất đạt 80% nên lượng cần dùng lớn hơn lượng tính toán
→ mglucozo(bđ) = 1,8.(100/80) = 2,25 gam
Đáp án D
Câu 36
(a) CH3NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH3
(b) (C6H10O5)n + nH2O \(\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}\) nC6H12O6
(c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) (C17H35COO)3C3H5
(d)
(e) HOOCH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + HCl → HOOCH2-CH2-CH2-CH(NH3Cl)-COOH
(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH4OCOOCH3+ 2Ag + NH4NO3
Vậy tất cả các phản ứng đều xảy ra
Đáp án A
Câu 37
Giả sử m1 gam X có nX = x mol
- Khi m1 gam X + KOH:
X + 3KOH → Muối + C3H5(OH)3
x → 3x x
BTKL → mX = mmuối + mC3H5(OH)3 - mKOH = 9,32 + 92x - 56.3x = 9,32 - 76x (g)
- Khi m1 gam X + O2:
Đặt nCO2 = y mol
+ Bảo toàn O: 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇔ 6x + 2.0,77 = 2y + 0,5 (1)
+ BTKL: mX + mO2 = mCO2 + mH2O ⇔ (9,32 - 76x) + 32.0,77 = 44y + 18.0,5 (2)
Giải (1) (2) được x = 0,01 và y = 0,55
Ta có m1 = 9,32 - 76x = 8,56 gam
Khi đốt cháy chất béo có độ bất bão hòa k thì:
\({{n}_{X}}=\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{k-1}\Leftrightarrow 0,01=\frac{0,55-0,5}{k-1}\Leftrightarrow k=6\)
Vì 3π nằm trong 3 nhóm COO nên còn lại 3π ở gốc hiđrocacbon
- Khi m1 gam X + Br2:
X + 3Br2 → Sản phẩm
0,01 → 0,03
Tỷ lệ:
8,56 gam X tác dụng với 0,03 mol Br2
m2 gam …………………0,12 mol
⟹ m2 = 34,24 gam
Đáp án A
Câu 38
Đặt số mol của amino axit, amin, H2O lần lượt là x, y, z
*nX = x + y = 0,18 (1)
*BTNT "O": 2n amino axit + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⟹ 2x + 0,615.2 = 2.0,4 + z (2)
*Peptit có dạng CnH2n+1O2N ⟹ n peptit = (nH2O – nCO2)/0,5
⟹ nH2O - nCO2 = 0,5 n peptit
Amin có dạng CmH2m+3N ⟹ n amin = (nH2O – nCO2)/1,5
⟹ nH2O – nCO2 = 1,5n amin
⟹ ∑nH2O – ∑nCO2 = 0,5 n peptit + 1,5n amin ⟹ z – 0,4 = 0,5x + 1,5y (3)
Giải (1) (2) (3) thu được: x = 0,08; y = 0,1; z = 0,59
Khi cho hỗn hợp tác dụng với KOH thì chỉ có amino axit phản ứng: nKOH = n amino axit = x = 0,08 mol
Đáp án A
Câu 39
- Do đốt cùng số mol của X hoặc Y đều thu được lượng CO2 bằng nhau mà số C của Ala là 3 và số C của Val là 5 (không biểu diễn được dưới dạng tuyến tính 5 = 3k với k nguyên) nên suy ra X và Y là đồng phân của nhau. Nên ta coi như X và Y giống nhau và đều là X.
- Giả sử X, Y có số liên kết peptit là n; Z có số liên kết peptit là m
Tổng gốc của X, Y, Z: (n + 1) + (n + 1) + (m + 1) = 14 ⟹ 2n + m = 11 (*)
- Quy đổi: 10X + Z → X10Z (T) + 10H2O
Gọi peptit sau khi quy đổi là T ⟹ Số liên kết peptit = 10n + m + 10
+ Khi n = 1, m = 9 thì liên kết peptit của T đạt giá trị nhỏ nhất là 10.1 + 9 + 10 = 29
+ Khi m = 1, n = 5 thì liên kết peptit tủa T đạt giá trị lớn nhất là 10.5 + 1 + 10 = 61
⟹ 29 ≤ lk peptit của T ≤ 61
Ta có: nD / nE = 11 / 35 ⟹ T có dạng (D11E35)k có số liên kết peptit là 46k - 1
⟹ 29 ≤ 46k - 1 ≤ 61 ⟹ 0,65 ≤ k ≤ 1,35 ⟹ k = 1 (T là D11E35, nT = 0,22/11 = 0,02)
⟹ Số lk peptit của T là 45 ⟹ 10n + m + 10 = 45 (**)
Kết hợp (*) và (**) ⟹ n = 3 (X, Y là tetrapeptit) và m = 5 (Z là hexapeptit)
10X + Z → D11E35 (T) + 10H2O
0,2 ← 0,02 ← 0,02
Giả sử M chứa: DuE4-u (0,2 mol) và (DvE6-v (0,02 mol)
nD = 0,2u + 0,02v = 0,22 có nghiệm duy nhất u = 1 và v = 1 thỏa mãn
⟹ M chứa: DE3 (0,2 mol) và DE5 (0,02 mol)
Mà mM = 0,2(MD + 3ME - 3.18) + 0,02(MD + 5.ME - 5.18) = 75,44 ⟹ MD = 117; ME = 89
⟹ Z là ValAla5
⟹ mZ = 0,02.(117 + 89.5 - 18.5) = 9,44 gam gần nhất với 9,50 gam
Đáp án C
Câu 40
nNaOH(pư với HCl) = nHCl = 0,06 mol → nNaOH (pư với E) = 0,3 - 0,06 = 0,24 mol = nCOO(E)
*Xét phản ứng đốt 12,84g E:
*Quy đổi E thành:
(1) mE = 0,24.46 + 14a + 2b + 92c + 18.(-3c) = 12,84
(2) mmuối = 0,24.68 + 14a + 2b + 0,06.58,5 = 20,87
(3) nCO2 = 0,24 + a + 3c = 0,38
Giải hệ được a = 0,08; b = -0,04; c = 0,02
+) nE = naxit + neste = (0,24 - 3c) + c = 0,2 mol
+) Số C trung bình của axit = (0,24 + a)/0,24 = 1,333
→ X là HCOOH
Mà nY = - nH2 = - b = 0,04 mol
→ nHCOOH = 0,24 - 0,04 = 0,2 mol
→ nBr2 = nHCOOH + nC=C = 0,2 + 0,04 = 0,24 mol
Tỷ lệ: 0,2 mol E phản ứng tối đa 0,24 mol Br2
→ 0,3 mol E ………………..0,36 mol Br2
Vậy Vdd Br2 = 360 ml
Đáp án A
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12
Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
Chương 8. Cá thể và quần thể sinh vật
Luyện đề đọc hiểu - THPT