Đề số 1 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề bài
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)
3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)
4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)
5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)
6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)
7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)
8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :
- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.
Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :
- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?
Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !
(Linh Nga)
1. Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt? (0.5 điểm)
A. Đề kiểm tra rất dài nhưng chỉ có 15 phút để làm bài.
B. Đề kiểm tra hoàn toàn không liên quan đến kiến thức môn toán học sinh được tự do viết những gì mình muốn viết.
C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.
D. Đề kiểm tra được chia thành bốn mức độ với bốn mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.
2. Vì sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? (0.5 điểm)
A. Vì dạng đề thứ hai thuộc những kiến thức học sinh đã được ôn tập kĩ trước đó.
B. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm hơn.
C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.
D. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin vào khả năng của mình.
3. Điều bất ngờ gì đã xảy ra vào tiết trả bài một tuần sau? (0.5 điểm)
A. Cả lớp không ai được điểm tối đa cho mỗi dạng đề mà mình chọn.
B. Cả lớp đều được 10 điểm vì đó là sự động viên đầu năm mà thầy giáo dành cho các học sinh.
C. Thầy giáo cho học sinh tự mình đánh giá điểm số mà mình xứng đáng nhận được.
D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.
4. Theo em, thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? (0.5 điểm)
A. Thử thách sự tự tin của học sinh
B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.
C. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh.
D. Kiểm tra tính cẩn thận và tỉ mỉ của học sinh khi làm bài
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
A. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao nhất.
B. Nên chọn những đề vừa với sức của mình.
C. Cần cẩn trọng trong mỗi lựa chọn của mình.
D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.
6. Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa về mặt nào?
“Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.”
A. Trạng ngữ chỉ phương tiện
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ địa điểm
7. Cho câu kể “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. (1 điểm)
8. Với các trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh: (1 điểm)
a/ Phía bên bờ sông, ....
b/ Ở cuối khu phố nhà em,...
c/ Trong những khu chung cư gần nhà em,.....
9. Tìm hai câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
THẮNG BIỂN
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC
I/ Đọc thành tiếng
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu
1. (0.5 điểm) C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.
2. (0.5 điểm) C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.
3. (0.5 điểm) D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.
4. (0.5 điểm) A. Thử thách sự tự tin của học sinh
5. (0.5 điểm) D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.
6. (0.5 điểm) A. Trạng ngữ chỉ phương tiện
7. (1 điểm) HS chuyển câu phù hợp với yêu cầu của bài tập.
Ví dụ:
- Câu hỏi: Ngân có chăm chỉ học tập lắm không?
- Câu cảm: Ngân chăm chỉ học tập quá!
- Câu cầu khiến: Ngân hãy chăm học học tập nhé!
8. (1 điểm) HS phát triển câu sao cho phù hợp:
Ví dụ:
a/ Phía bên bờ sông, các bà các mẹ đang giặt quần áo.
b/ Ở cuối khu phố nhà em, cây phượng vĩ đã nở hoa đỏ rực.
c/ Trong những khu chung cư gần nhà em, nhà nào cũng được trang bị đầy đủ các vật dụng gia đình hiện đại.
9. (1 điểm)
Ví dụ:
- Sông có khúc, người có lúc
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
A. Mở bài (0.75 điểm)
- Giới thiệu chung về con vật
- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
B. Thân bài
a. Tả bao quát (0.5 điểm)
- Hình dáng vật như thế nào?
- Bộ lông vật ra sao?
b. Tả chi tiết (1 điểm)
Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
c. Tả hoạt động (1 điểm)
Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
C. Kết bài (0.75 điểm)
Cảm nghĩ của em về con vật đó
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài làm tham khảo
Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.
Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầu lớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.
Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
Chủ đề: Biết ơn người lao động
Stop and check 4A
Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường
Chủ đề: Biết ơn người lao động
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4