Đề bài
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Nhà khoa học chế tạo ra kính hiển vi là:
A. Theodor Schwann B. Robert Hooke C. Rudoft Vỉchow D. Matthias Schleiden
Câu 2: Loại đường có vai trò là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật là
A. Glycogen. B. Glucose. C. Maltose. D. Cellulose.
Câu 3: Những amino acid mà động vật và con người không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn gọi là
A. Amino acid hiếm gặp. B. Amino acid không thay thế.
C. Amino acid thay thế. D. Amino acid tổng hợp.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về steroid?
A. Steroid có cấu tạo bởi 4 vòng carbon.
B. Cholesterol đóng vai trò cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
C. Steroid là tiền chất của nhiều loại hormone trong tế bào.
D. Steroid tham gia điều hòa sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
Câu 5: Sắp xếp các bước thực nghiệm khoa học theo đúng thứ tự:
(1) Tiến hành và thu thâp dữ liệu thực nghiệm.
(2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện.
(3) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo.
A. (3) → (2) → (1). B. (1) → (2) → (3). C. (2) → (3) → (1). D. (2) → (1) → (3).
Câu 6: Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố vi lượng
A. Hydrogen (H). B. Oxygen (O). C. Carbon (C). D. Mangan (Mn).
Câu 7: Trong cấu trúc của protein, các đơn phân amino acid liên kết với nhau bởi liên kết gọi là
A. liên kết hydro. B. liên kết disulfua.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết peptide
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một tế bào.
D. Tế bào có thể thực hiện các hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất, sinh sản …
Câu 9: Cấp độ tổ chức sống bao gồm các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định goi là
A. Quần xã. B. Sinh quyển. C. Hệ sinh thái. D. Quần thể.
Câu 10: Trong cấu tạo của phân tử RNA không có nucleotide loại
A. adenine (A). B. thymine (T). C. cytosine (C). D. uracil (U).
Câu 11: Phát triển bền vững là
A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai.
B. sự phát triển có giới hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại để không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai.
C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, làm tổn hại tới các thế hệ tương lai
D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
Câu 12: Hành vi nào sau đây là vi phạm đạo đức sinh học?
A. Chuẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.
B. Siêu âm định kì để phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
C. Nuôi cấy mô thực vật hàng loạt để bảo tồn giống cây quý hiếm.
D. Nhân bản vô tính động vật.
Câu 13: Lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê gọi là
A. Công nghệ sinh học. B. Thống kê y sinh. C. Tin sinh học. D. Trí tuệ nhân tạo.
Câu 14: Nguyên tử đóng vai trò cấu tạo nên bộ “xương sống” cho các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid … chính là:
A. Hydrogen (H). B. Calci (Ca). C. Oxygen (O). D. Carbon (C).
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Carbohydrate được chia làm mấy nhóm chính? Vai trò của các phân tử mỗi nhóm đó là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày các vai trò chính của nước đối với cơ thể sinh vật.
-------- Hết --------
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1. B | 2. D | 3. B | 4. B | 5. D | 6. D | 7. D |
8. C | 9. A | 10. B | 11. A | 12. A | 13. C | 14. D |
Câu 1:
Nhà khoa học chế tạo ra kính hiển vi là: A. Theodor Schwann B. Robert Hooke C. Rudoft Vỉchow D. Matthias Schleiden |
Phương pháp:
Nắm vững kiến thức bài giới thiệu chung về tế bào, về các sự kiện diễn ra trong quá khứ để khám phá ra tế bào.
Nhà khoa học chế tạo ra kính hiển vi là Robert Hooke.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 2:
Loại đường có vai trò là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật là A. Glycogen. B. Glucose. C. Maltose. D. Cellulose. |
Phương pháp:
Nắm vững các phân loại nhóm trong Carbohydrate. Carbohydrate được chia thành 3 nhóm lớn là: monosaccharide (đường đơn); disaccharide (đường đôi) và polysaccharide (đường đa).
Cellulose là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 3:
Những amino acid mà động vật và con người không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn gọi là A. Amino acid hiếm gặp. B. Amino acid không thay thế. C. Amino acid thay thế. D. Amino acid tổng hợp. |
Phương pháp:
Những amino acid mà động vật và con người không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn gọi là amino acid không thay thế.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về steroid? A. Steroid có cấu tạo bởi 4 vòng carbon. B. Cholesterol đóng vai trò cấu tạo nên thành tế bào thực vật. C. Steroid là tiền chất của nhiều loại hormone trong tế bào. D. Steroid tham gia điều hòa sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. |
Phương pháp:
Steroid là một nhóm lipid phức tạp.
Đáp án A, C, D đúng.
Đáp án B sai, vì cholesterol đóng vai trò cấu tạo nên màng sinh chất chứ không phải thành tế bào thực vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 5:
Sắp xếp các bước thực nghiệm khoa học theo đúng thứ tự: (1) Tiến hành và thu thâp dữ liệu thực nghiệm. (2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện. (3) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo. A. (3) → (2) → (1). B. (1) → (2) → (3). C. (2) → (3) → (1). D. (2) → (1) → (3). |
Phương pháp:
Nắm vững kiến thức về 3 phương pháp nghiên cứu của Sinh học bao gồm: quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm khoa học.
Thứ tự các bước trong phương pháp thực nghiệm khoa học là:
(2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện.
(1) Tiến hành và thu thâp dữ liệu thực nghiệm.
(3) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 6:
Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố vi lượng A. Hydrogen (H). B. Oxygen (O). C. Carbon (C). D. Mangan (Mn). |
Phương pháp:
Nắm vững kiến thức về các nguyên tố đạ lượng và nguyên tố vi lượng trong tế bào sống.
Nguyên tố vi lượng là Mangan (Mn), ba nguyên tố còn lại đều là nguyên tố đa lượng.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 7:
Trong cấu trúc của protein, các đơn phân amino acid liên kết với nhau bởi liên kết gọi là A. liên kết hydro. B. liên kết disulfua. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết peptide |
Phương pháp:
Trong cấu trúc của protein, các đơn phân amino acid liên kết với nhau bởi liên kết gọi là liên kết peptide.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về học thuyết tế bào? A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một tế bào. D. Tế bào có thể thực hiện các hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất, sinh sản |
Phương pháp:
Ba đáp án A, B, D đúng.
Đáp án C sai vì các nhóm sinh vật cơ thể được cấu tạo từ một tế bào gọi là cơ thể đơn bảo, loại sinh vật cơ thể được cấu tạo bởi nhiều tế bào là cơ thể đa bào.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 9:
Cấp độ tổ chức sống bao gồm các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định goi là A. Quần xã. B. Sinh quyển. C. Hệ sinh thái. D. Quần thể. |
Phương pháp:
Cấp độ tổ chức sống bao gồm các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định goi là quần xã.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 10:
Trong cấu tạo của phân tử RNA không có nucleotide loại A. adenine (A). B. thymine (T). C. cytosine (C). D. uracil (U). |
Phương pháp:
Phân tử RNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là 4 loại nucleotide gọi là: A, U, G, X.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 11:
Phát triển bền vững là A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai. B. sự phát triển có giới hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại để không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai. C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, làm tổn hại tới các thế hệ tương lai. D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. |
Phương pháp:
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 12:
Hành vi nào sau đây là vi phạm đạo đức sinh học? A. Chuẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm. B. Siêu âm định kì để phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. C. Nuôi cấy mô thực vật hàng loạt để bảo tồn giống cây quý hiếm. D. Nhân bản vô tính động vật. |
Phương pháp:
Nắm vững được những hành vi là vi phạm đạo đức trong sinh học.
Hành vi nào sau đây là vi phạm đạo đức sinh học là việc chuẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm; nhân bản người, …
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 13:
Lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê gọi là A. Công nghệ sinh học. B. Thống kê y sinh. C. Tin sinh học. D. Trí tuệ nhân tạo |
Cách giải:
Lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê gọi là tin sinh học.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 14:
Nguyên tử đóng vai trò cấu tạo nên bộ “xương sống” cho các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid … chính là: A. Hydrogen (H). B. Calci (Ca). C. Oxygen (O). D. Carbon (C). |
Phương pháp:
Carbon (C) là nguyen tố hóa học quan trọng đối với tế bào và cơ thể sống. carbon chiếm 18% khối lượng trong cơ thể người và đóng vai trò cấu trúc nên hầu hết các phân tử sinh học của tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Carbohydrate được chia làm mấy nhóm chính? Vai trò của các phân tử mỗi nhóm đó là gì? |
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức đã học về các loại carbohydrate và vai trò của từng nhóm.
Lời giải chi tiết:
Carbohydrate được chia thành 3 nhóm chính dựa vào cấu tạo là:
Câu 2 (1,0 điểm).
Em hãy trình bày các vai trò chính của nước đối với cơ thể sinh vật. |
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức đã học về cấu tạo và chức năng của nước đối với cơ thể sống.
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể, nước đóng các vai trò chủ yếu là:
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 10
Chương 4. Khí quyển
Chương 7. Một số quy luật của vỏ địa lí
Phần 2. Sinh học tế bào
Chương I: Mở đầu
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10