Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Nguyễn Du
C. Tô Hoài
D. Phạm Tiến Duật
Câu 2. Chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ
Câu 3. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là:
A. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
B. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
C. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Cụm danh từ là gì?
A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hai sai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”.
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho
B. Muốn được trường sinh bất tử
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn, đe dọa nào”
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Câu 8. Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình
B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa
D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm
Câu 9. Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?
A. Đất rừng phương Nam
B. Quê ngoại
C. Dế Mèn phiêu lưu kí
D. Tuyển tập Tô Hoài
Câu 10. Câu thơ sau dử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 11. Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?
A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 12. Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
“Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”
(Cô bé bán diêm)
A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết
B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Nguyễn Du C. Tô Hoài D. Phạm Tiến Duật |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Chi tiết nào thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ |
Phương pháp:
Đọc và xác định chi tiết thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn: Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
Hoán dụ là gì? A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là: A. Kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc B. Kể về diễn biến của sự việc mà người thân đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc C. Kể về diễn biến của sự việc mà người khác trải qua và kể lại cho em để lại nhiều ấn tượng cảm xúc D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Lời giải chi tiết:
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ được hiểu là kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng cảm xúc
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Cụm danh từ là gì? A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Cụm danh từ là:
- Là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
- Một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- Có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hai sai? Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm)
“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”. Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì? A. Khao khát tình thương của bà trao cho B. Muốn được trường sinh bất tử C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn, đe dọa nào” D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của mộng tưởng này là muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn, đe dọa nào”
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.5 điểm)
Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó? A. Em mơ về một mái ấm gia đình B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của mộng tưởng này là: Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.5 điểm)
Bài học đường đời đầu tiên được trích từ? A. Đất rừng phương Nam B. Quê ngoại C. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Tuyển tập Tô Hoài |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin văn bản
Lời giải chi tiết:
Bài học đường đời đầu tiên được trích từ Dế Mèn phiêu lưu kí
=> Đáp án: C
Câu 10 (0.5 điểm)
Câu thơ sau dử dụng phép hoán dụ nào? Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời Một khối óc lớn đã ngừng sống A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
=> Đáp án: A
Câu 11 (0.5 điểm)
Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ? A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ
Lời giải chi tiết:
Hoán dụ là gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.5 điểm)
Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì? “Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm” (Cô bé bán diêm) A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát
=> Đáp án: D
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dán kính của dân tộc Việt Nam. Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày. Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề. Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất” mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng. Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
Bài 3: Kí
Đề thi giữa học kì 1
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6