Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định con người nên làm thế nào để động vật cũng có quyền sống như con người?
A. Thay đổi suy nghĩ
B. Bảo vệ Trái Đất
C. Hiểu về động vật
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Văn bản Cô bé bán diêm gửi gắm thông điệp gì?
A. Bài học về tình yêu thương
B. Bài học về đức tính trung thực
C. Bài học về lòng tự trọng
D. Bài học về tinh thần đoàn kết
Câu 3. “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”.
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho
B. Muốn được trường sinh bất tử
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào”
D. Được gặp bà và sống yên vui trong lòng bà
Câu 4. Chữ “thiên” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “trời”?
A. Thiên lí
B. Thiên kiến
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh
Câu 5. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, đâu không phải dẫn chứng mà tác giả nêu trong bài khi nhắc đến cách đối x của con người với động vật trong vài thập kỉ này?
A. Số lượng các loài động vật giảm đi rõ rệt, nhiều loài trên nguy cơ tuyệt chủng
B. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại
C. Nhiều loài bị con người đưa vào thí nghiệm biến đổi gen
D. Nhiều loài bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát
Câu 6. Dế Choắt trước khi chết nói gì với Dế Mèn?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân
C. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình
D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình
Câu 7. Trong văn bản Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình
B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa
D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm
Câu 8. Nhận định nào nói đúng về nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
B. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
D. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
A. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
D. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
Câu 11. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:
A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành
B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
C. Đoạn văn bao gồm một ahy nhiều câu
D. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu
Câu 12. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu.
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ sau: "Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm", "Gấu con chân vòng kiềng".
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định con người nên làm thế nào để động vật cũng có quyền sống như con người? A. Thay đổi suy nghĩ B. Bảo vệ Trái Đất C. Hiểu về động vật D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định con người nên:
- Thay đổi suy nghĩ
- Bảo vệ Trái Đất
- Hiểu về động vật
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.5 điểm)
Văn bản Cô bé bán diêm gửi gắm thông điệp gì? A. Bài học về tình yêu thương B. Bài học về đức tính trung thực C. Bài học về lòng tự trọng D. Bài học về tinh thần đoàn kết |
Phương pháp:
Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp: Bài học về tình yêu thương
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.5 điểm)
“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế”. (Cô bé bán diêm) Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì? A. Khao khát tình thương của bà trao cho B. Muốn được trường sinh bất tử C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào” D. Được gặp bà và sống yên vui trong lòng bà |
Phương pháp:
Xác định nghĩa hàm ẩn của mộng tưởng
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của mộng tưởng này là muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa nào”
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Chữ “thiên” trong từ nào dưới đây không có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B. Thiên kiến C. Thiên hạ D. Thiên thanh |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm, từ đa nghĩa
Lời giải chi tiết:
Chữ “thiên” trong từ “thiên kiến” không có nghĩa là “trời”
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.5 điểm)
Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, đâu không phải dẫn chứng mà tác giả nêu trong bài khi nhắc đến cách đối x của con người với động vật trong vài thập kỉ này? A. Số lượng các loài động vật giảm đi rõ rệt, nhiều loài trên nguy cơ tuyệt chủng B. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại C. Nhiều loài bị con người đưa vào thí nghiệm biến đổi gen D. Nhiều loài bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
“Nhiều loài bị con người đưa vào thí nghiệm biến đổi gen” không phải dẫn chứng mà tác giả nêu trong bài khi nhắc đến cách đối xử của con người với động vật trong vài thập kỉ này
=> Đáp án: C
Câu 6 (0.5 điểm)
Dế Choắt trước khi chết nói gì với Dế Mèn? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân C. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình D. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Dế Choắt trước khi chết đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình”
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm)
Trong văn bản Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó? A. Em mơ về một mái ấm gia đình B. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình C. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa D. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của mộng tưởng đó là: Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.5 điểm)
Nhận định nào nói đúng về nội dung của truyện Cô bé bán diêm? A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Tất cả đáp án trên
=> Đáp án: D
Câu 9 (0.5 điểm)
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ? A. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm B. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác D. Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biện pháp hoán dụ để xác định
Lời giải chi tiết:
Trường hợp C không dùng phép hoán dụ
=> Đáp án: C
Câu 10 (0.5 điểm)
Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ? A. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm D. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau
=> Đáp án: A
Câu 11 (0.5 điểm)
Chọn khái niệm đúng về đoạn văn: A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành C. Đoạn văn bao gồm một ahy nhiều câu D. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu |
Phương pháp:
Nhớ lại khái niệm về đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
=> Đáp án: B
Câu 12 (0.5 điểm)
Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu. A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về cụm danh từ để xác định
Lời giải chi tiết:
Có 4 cụm danh từ trong đoạn văn
=> Đáp án: C
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ sau: "Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm", "Gấu con chân vòng kiềng" |
Phương pháp:
Em chuẩn bị làm bài theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết
- Kiểm tra và chỉnh sửa
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ vì dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác vì thương những người hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác. Bác là một người "Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự là niềm hạnh phúc. Đó là những gì mà bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc và giá trị bao la của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
Unit 5: Food and health
Chủ đề 7. Cuộc sống thường ngày
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
CHỦ ĐỀ 7. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Chương 1: Số tự nhiên
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6