1. Đề thi học kì 2 - Đề số 1
1. Đề thi học kì 2 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 2 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 2 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 2 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 2 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 2 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 2 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 2 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 2 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 cánd diều
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
YÊU LẮM QUÊ HƯƠNG
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Hoàng Thanh Tâm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tám chữ
Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Tình mẫu tử
B. Tình bạn
C. Tình phụ tử
D. Tình yêu quê hương đất nước
Câu 4. Từ “no” đặt trong ngữ cảnh câu thơ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
A. Ở trạng thái nhu cầu sinh lí về ăn uống được thỏa mãn đầy đủ
B. Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa
C. Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được
D. Dung dịch không thể hòa tan thêm nữa hay hợp chất hữu cơ không thể kết hợp thêm nguyên tố nào nữa
Câu 5. Điệp ngữ “em yêu”, “yêu” được sử dụng trong bài thơ diễn tả điều gì?
A. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với thiên nhiên
B. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với quê hương
C. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cha mẹ
D. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cảnh vật, con người, với quê hương đất nước
Câu 6. Những hình ảnh nào trong bài thơ đang dần trở thành hoài niệm trong cuộc sống hiện đại?
A. Dòng sông, cánh đồng
B. Tầng mây, cầu vồng
C. Khói bếp, mái lá
D. Đường đê, hoa màu
Câu 7. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ khơi gợi điều gì?
A. Bức tranh con người lao động sôi nổi, hào hứng, say mê
B. Bức tranh làng quê quen thuộc, đẹp đẽ, bình dị, thân thương
C. Bức tranh tình cảm gia đình sum vầy, ấm áp yêu thương
D. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa sinh động, tươi đẹp
Câu 8. Các từ láy lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi có tác dụng gì sau đây?
A. Diễn tả sinh động bức tranh thiên nhiên và con người
B. Khắc họa chân thực các khoảnh khắc cuộc sống vô tình bắt gặp
C. Gợi sự bình yên, nhẹ nhàng, vương vấn, yêu thương trong tâm hồn
D. A và C đúng
Câu 9. Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 10. Em hãy viết khoảng 3-5 dòng để chia sẻ về vai trò của quê hương hoặc tình yêu quê hương đối với mỗi người.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Nhân vật là linh hồn của một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em ấn tượng nhất để làm rõ được thông điệp của tác giả.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.25 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ năm chữ D. Thơ tám chữ |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm)
Bài thơ viết về đề tài gì? A. Tình mẫu tử B. Tình bạn C. Tình phụ tử D. Tình yêu quê hương đất nước |
Phương pháp:
Từ nội dung rút ra đề tài
Lời giải chi tiết:
Bài thơ viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.25 điểm)
Từ “no” đặt trong ngữ cảnh câu thơ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa nào sau đây? A. Ở trạng thái nhu cầu sinh lí về ăn uống được thỏa mãn đầy đủ B. Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa C. Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được D. Dung dịch không thể hòa tan thêm nữa hay hợp chất hữu cơ không thể kết hợp thêm nguyên tố nào nữa |
Phương pháp:
Xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh
Lời giải chi tiết:
Từ “no” đặt trong ngữ cảnh câu thơ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa: Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thảo mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm)
Điệp ngữ “em yêu”, “yêu” được sử dụng trong bài thơ diễn tả điều gì? A. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với thiên nhiên B. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với quê hương C. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cha mẹ D. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cảnh vật, con người, với quê hương đất nước |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về điệp ngữ
Lời giải chi tiết:
Điệp ngữ “em yêu”, “yêu” được sử dụng trong bài thơ nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cảnh vật, con người, với quê hương đất nước
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm)
Những hình ảnh nào trong bài thơ đang dần trở thành hoài niệm trong cuộc sống hiện đại? A. Dòng sông, cánh đồng B. Tầng mây, cầu vồng C. Khói bếp, mái lá D. Đường đê, hoa màu |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh trong bài thơ đang dần trở thành hoài niệm trong cuộc sống hiện đại là: Khói bếp, mái lá
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm)
Hệ thống hình ảnh trong bài thơ khơi gợi điều gì? A. Bức tranh con người lao động sôi nổi, hào hứng, say mê B. Bức tranh làng quê quen thuộc, đẹp đẽ, bình dị, thân thương C. Bức tranh tình cảm gia đình sum vầy, ấm áp yêu thương D. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa sinh động, tươi đẹp |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hệ thống hình ảnh trong bài thơ khơi gợi về bức tranh làng quê quen thuộc, đẹp đẽ, bình dị, thân thương
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.25 điểm)
Các từ láy lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi có tác dụng gì sau đây? A. Diễn tả sinh động bức tranh thiên nhiên và con người B. Khắc họa chân thực các khoảnh khắc cuộc sống vô tình bắt gặp C. Gợi sự bình yên, nhẹ nhàng, vương vấn, yêu thương trong tâm hồn D. A và C đúng |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ láy
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: diễn tả sinh động bức tranh thiên nhiên và con người và gợi sự bình yên, nhẹ nhàng, vương vấn, yêu thương trong tâm hồn
=> Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm)
Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ và nêu được chính xác nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Bài thơ diễn tả tình yêu của nhân vật “em” bắt đầu từ tất cả những gì gần gũi, gắn bó thiêng liêng nhất của mỗi con người: cánh đồng, khói bếp, con đò, cánh võng, cánh diều, cha mẹ, … đến những hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp như dòng sông, tầng mây, cầu vồng, làn gió, trăng sao… Bài thơ Yêu lắm quê hương của Hoàng Thanh Tâm chan chứa tình yêu thiên nhiên, con người và quê hương đất nước sâu nặng.
Câu 10 (2.0 điểm)
Em hãy viết khoảng 3-5 dòng để chia sẻ về vai trò của quê hương hoặc tình yêu quê hương đối với mỗi người. |
Phương pháp:
Nêu được ít nhất 2 ý về vai trò của quê hương đối với mỗi người
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó, nơi ghi dấu những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên.
- Quê hương với những bản sắc văn hóa phong phú, đặc sức góp phần hình thành tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
- Tình yêu quê hương gắn liền tình yêu gia đình là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người.
- Tình yêu quê hương sẽ giúp con người làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
- Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở về sau những khó khăn thử thách cuộc đời. người con nào khi xa quê trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cá không khí quen thuộc, bởi con người mộc mạc nơi xứ mình.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Nhân vật là linh hồn của một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em ấn tượng nhất để làm rõ được thông điệp của tác giả. |
Phương pháp:
1. Mở bài
- Giới thiệu nhân vật cần phân tích
- Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật
2. Thân bài
a. giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh của nhân vật
b. Phân tích những đặc điểm, phẩm chất, tính chất, tính cách của nhân vật
- Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật
+ Ý kiến về đặc điểm thứ nhất của nhân vật
+ Lí lẽ (là lí giải của người viết cho đặc điểm của nhân vật cần phân tích) cần thuyết phục, xác đáng.
+ Bằng chứng (là những chi tiết, sự việc, lời nói, ngôn ngữ, trích dẫn… từ truyện) cần xác thực, phong phú
- Phân tích đặc điểm thứ hai của nhân vật
+ Ý kiến về đặc điểm thứ hai của nhân vật
+ Lí lẽ (là lí giải của người viết cho đặc điểm của nhân vật cần phân tích) cần thuyết phục, xác đáng.
+ Bằng chứng (là những chi tiết, sự việc, lời nói, ngôn ngữ, trích dẫn… từ truyện) cần xác thực, phong phú
- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến của người viết
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.
Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.
Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.
Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.
Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.
Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.
Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Chương V. Ánh sáng
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7