Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa…lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thông ngọn thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bông sậy nhỏ nhoi này?
(Trích Chập chờn lau sậy – Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà Văn)
a. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn
b. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2)
c. Tìm từ láy trong câu (6)
d. Em hiểu thế nào về nội dung của đoạn văn?
Câu 2 Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống.
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
Câu 3 Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr156)
Lời giải chi tiết
Câu 1
a. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn b. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2) c. Tìm từ láy trong câu (6) d. Em hiểu thế nào về nội dung của đoạn văn? |
Phương pháp:
a. Phân tích, tổng hợp
b. Căn cứ bài các thành phần biệt lập
c. Căn cứ bài Từ láy
d. Phân tích
Cách giải:
a. Câu chủ đề:
b. Thành phần tình thái: “Dường như”
c. Từ láy: nhẹ nhõm, nhỏ nhoi
d. Nội dung: Trong cuộc sống, đôi khi vẻ đẹp, vinh qang nằm ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời
Câu 2
Đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề
a. Giải thích vấn đề
- Thói quen: là những việc làm quen thuộc mà chúng ta thực hiện mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của mỗi chúng ta.
=> Thói quen tốt có ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống mỗi người, thói quen xấu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Đại dịch Covid 19 đã thay đổi ít nhiều đến thói quen của mỗi người trong cuộc sống.
b. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Biểu hiện việc thay đổi thói quen trong đại dịch:
+ Người dân được yêu cầu ở nhà và làm việc từ xa bất cứ khi nào có thể, tránh nơi đông người, và ngừng tụ tập giao lưu xã hội.
+ Học sinh - sinh viên phải theo học các lớp trực tuyến.
+ Khách hàng đứng cách xa nhau hàng mét tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị,
+ Nhiều hoạt động xã hội như sinh nhật, đi nhà thờ, hẹn hò, thậm chí cả tang lễ… được tiến hành qua video, thực hiện đơn giản hoặc hoãn lại.
+…
- Ý nghĩa việc thay đổi thói quen trong đại dịch:
+ Mọi người đang cùng chung tay giúp cho cộng đồng hạn chế và tránh sự lây lan của dịch bệnh.
+ Có nhiều người và nhiều hoạt động cảm thấy khó khăn và công việc không chất lượng khi thay đổi thói quen như vậy nhưng vì cả cộng đồng chống dịch nên cố gắng thích nghi vì một cuộc sống tốt đẹp hơn và đẩy lùi dịch bệnh.
=> Trong hoàn cảnh khó khăn, mỗi người thay đổi những thói quen trong cuộc sống, tưởng chừng khó khăn nhưng xã hội cùng đồng lòng sẽ tạo ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
- Phê phán những người không chịu thay đổi để thích nghi, vẫn thích tiệc tùng, thích giao lưu và không thực hiện tốt lệnh cách li xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được khó khăn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt và đôi khi chúng ta cần thay đổi những thói quen cố hữu để thích nghi.
+ Rèn luyện ý chí, bản lĩnh… để vượt qua gian truân, thử thách
Câu 3
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr156) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ỏ làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
+ Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
+ Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1973 với chùm thơ bốn bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông). Từ giải thưởng này, Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
Tác phẩm:
- Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng” - tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984
- Nguyễn Duy viết bài thơ này khi kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ba năm. Ba năm sống trong hoà bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Bởi vậy “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình của nhà thơ với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.
2. Phân tích
Cuộc hội ngộ giữa người và trăng
- Tình huống bất ngờ làm thay đổi mạch cảm xúc:
+ Trăng xuất hiện đánh thức bao kỉ niệm, gợi nên bao suy ngẫm:
“Thình lình đèn điện tắt
...vầng trăng tròn”
+ Ba khổ thơ đầu, điệp từ “hồi” được lặp lại khiến giọng thơ bình thường, đều đặn, thủ thỉ, sang khổ thơ thứ 4, giọng thơ đột ngột cất cao trước một tình huống bất ngời. Bằng phép đảo ngữ “thình lình đèn điện tắt”, cuộc sống xa hoa, hiện đại tạm thời biến mất, theo phản xạ tìm ánh sáng từ trong bóng tối, con người vội bật tung cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa. Trăng vẫn bên cửa sổ. Tròn vành vạnh, vẫn tình nghĩa, thủy chung như ngày nào. Phép đảo ngữ “đột ngột” càng nhấn mạnh sự bất ngờ thức tỉnh sau một chặng đường dài lãng quên.
=> Đến đây người lính từng trải như Nguyễn Duy đã chợt nhận ra một điều: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.
- Tình huống bất ngờ xảy đến khiến dòng chảy cuộc đời như ngừng lại, thời gian cũng như ngừng trôi trong cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn, khi người và trăng mặt đối mặt. Con người như lặng đi trong nỗi xúc động mãnh liệt. Người đối diện với trăng trong tư thế có phần thành kính
“ngửa mặt lên nhìn mặt
"có cái gì rưng rưng”
+ Từ “mặt” là từ nhiều nghĩa, tác giả đối mặt vầng trăng hay cũng chính là đối diện đàm tâm, tự soi vào chính mình, soi vào quá khứ, nhìn một thời lãng quên vô tình, bạc bẽo.
+ Trong cuộc đối diện không lười đó, gặp lại người bạn tri kỉ thuở xưa, con người “rưng rưng” xúc động. “Rưng rưng” là cảm xúc dân trào đến nghẹn lời, đến muốn khóc.
+ Trong sự xúc động dâng cao đó, cả một quãng thời gian rất xa sống dậy:
“Như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Điệp ngữ “Như là”, phép liệt kê: đồng, sông, bể, rừng xuất hiện một lần nữa, cùng nhịp thơ nhanh như nhiều lớp sóng của hoài niệm ùa về. Phép so sánh để khẳng định cái khoảnh khắc “rưng rưng” ấy, chính là tuổi thơ êm đềm, là những năm tháng chiến đấu gian lao, vất vả, ở đó người luôn có trăng.
=> Khổ thơ là sự xúc động chân thành sâu lắng.
3. Tổng kết
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
SBT tiếng Anh 9 mới tập 1
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC