Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc và bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
NGƯỜI ĂN XIN
Một lưới ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìaa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tội chăm chăm, đôi môi nở như cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ôong.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, trich Ngữ Văn 9, tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.
Câu 3 (1,0 điểm) Theo em, tại sao không nhận được một xu nào từ nhân vật “tôi” mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi"?
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật "tôi" trong câu chuyện trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử với những người bất hạnh.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán tướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 2.
Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản. |
Phương pháp: căn cứ bài Từ láy
Cách giải:
Hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản trên: chăm chăm, run run
Câu 3.
Theo em, tại sao không nhận được một xu nào từ nhân vật “tôi” mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi"? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
“Như vậy cháu đã cho lão rồi” thứ người ăn xin nhận được không phải là tiền bạc mà là chính tình yêu thương qua cái nắm tay của nhân vật tôi.
Câu 4.
Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật "tôi" trong câu chuyện trên. |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, có lý giải.
Gợi ý:
- Nhân vật tôi là người giàu lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác.
- Là người biết cho đi yêu thương, …
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử với những người bất hạnh. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.
- “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.
II. Thân đoạn:
- Giải thích ứng xử là gì?
+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
=> Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.
- Biểu hiện:
+ Biết lắng nghe, thấu hiểu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sồng
+ Quan tâm, động viên để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?
+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
Và ngược lại, những kẻ có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
- Phê phán: những người thờ ơ, thiếu sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống...
- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
III. Kết đoạn
- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.
Câu 2.
Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán tướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, …)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, …)
– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.
2. Thân bài:
Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:
"Áo anh … chân không giày"
NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội
- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"
→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.
=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.-> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội
⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
- "Đầu súng trăng treo"
"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng"
(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)
+ Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
→ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề thi vào 10 môn Toán Lào Cai
Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La
CHƯƠNG I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON - POLIME