Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cổ gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn,
(Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào?
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 2 (3,0 điểm) Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ởủ lạnh
Sốt run người vừng trân trớt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vải
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang đường muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2.
Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào? |
Phương pháp: căn cứ đoạn trích, đọc và tìm ý
Cách giải:
Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.
Câu 3.
Nêu nội dung chính của đoạn trích |
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích
Cách giải:
Nội dung chính của đoạn trích: Biến đổi khí hậu và hành động của con người.
Câu 4.
Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải.
Gợi ý:
Đồng tình
Lý giải:
Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.
Phần II.
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề
- Bạn quan tâm tới Trái Đất - hành tinh nơi chúng ta đang sống, vậy bạn sẵn sàng làm gì để bảo vệ hành tinh này? Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.
II. Thân đoạn:
- Biểu hiện:
Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.
=> Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.
- Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
+ Trái đất ngày càng nóng lên
+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn
+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên
+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ...
- Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:
+ Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường
+ Có lối sống bền vững
+ Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước
+ Ít sử dụng hóa chất
+ Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng, ...
+ Bảo vệ các loài động vật quý hiếm...
+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy
+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường
.....
- Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
+ Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.
III. Kết đoạn
- Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2.
Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ởủ lạnh Sốt run người vừng trân trớt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vải Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang đường muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, …)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, …)
– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.
2. Thân bài:
Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:
"Áo anh … chân không giày"
NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội
- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"
→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.
=> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng. => Hình ảnh đẹp về tình đồng đội
⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.
- "Đầu súng trăng treo"
"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng"
(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)
+ Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
→ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)
3. Kết bài
Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề thi giữa kì 2
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Bài 7
Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Đề cương ôn tập học kì 2