Đề bài
PHẦN I (6.0 điểm) Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huế có nhiều nhất những hun hút xanh chai hỏa đem lại cho con người cảm giác thư thái ấy. Sống ở Huế thật lâu, tôi mơ hồ những ngõ nhỏ xứ Huế như một sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời. Sợi dây ấy đan bằng lá cây và sương khói, bện vào đó những âm vang bình dị từ những khu vườn và cả ánh sáng khiêm nhường của những thời khắc cảnh sắc không gian Huế.
Ngõ Huế, gần như là một tiếng gọi, thật gần mà lại mơ hồ xa vắng. Ngõ Huế, đó chính là cái cửa ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngô vườn xao động hoa lá điệu đàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, và cả những ngô chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở...
(Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đội triêng giỏng của Ma, NXB Văn học, 2011, tr. 13,14)
Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau.
Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huể có nhiều nhất những hun hút tốt chan hòa đem lại cho con người cảm giác thư thái ấy.
Câu 2: (1,0 điểm) Xác định hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu trên.
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ từ vựng có trong câu:
Ngõ Huế, đó chính là cái cửa ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khỏi lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu đàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, và cả những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ.
Câu 4: (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho ngõ Huế ? (trả lời 3-5 dòng)
II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm: Tự học chính là con đường đi tới thành công.
Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngon khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềng vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Bằng Việt, Bếp Ita, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr. 145)
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chó lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thang không chế thung nghèo đói.
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Y Phương. Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr. 72)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau. Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huể có nhiều nhất những hun hút tốt chan hòa đem lại cho con người cảm giác thư thái ấy. |
Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập.
Cách giải:
Có lẽ - thành phần biệt lập tình thái.
Câu 2.
Xác định hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu trên. |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu, đoạn văn.
Cách giải:
Hai phép liên kết về hình thức:
- Phép thế: “Sợi dây ấy” thay thế cho “sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời”.
- Phép lặp: Ngõ Huế.
Câu 3.
Xác định và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ từ vựng có trong câu: Ngõ Huế, đó chính là cái cửa ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khỏi lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu đàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, và cả những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ. |
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học, phân tích.
Cách giải:
- Liệt kê: là cái ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu dàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở.
- So sánh: ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở.
-> Tác dụng:
+ Biện pháp liệt kê làm nổi bật những nét đặc sắc, phong phú của không gian ngõ Huế.
+ So sánh khẳng định không gian ngõ Huế với màu sắc độc đáo “màu thiền”, tô đậm đặc trưng văn hóa của vùng đất này.
+ Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu hình ảnh.
Câu 4.
Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho ngõ Huế? |
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
- Tác giả dành tình yêu, sự trân trọng gắn bó với ngõ Huế.
- Tâm hồn tác giả dành sự cảm nhận tinh tế với không gian đặc trưng này của xứ Huế.
-> Đó là tình cảm của người con với quê hương, chạm đến trái tim người đọc, truyền tải tình yêu với những người con quê hương, làm phong phú thêm vẻ đẹp của Huế mộng và thơ.
Phần II.
Câu 1.
Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm: Tự học chính là con đường đi tới thành công. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.
II. Thân đoạn
1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.
- Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.
=> Khẳng định vấn đề là hoàn toàn đúng đắn.
2. Bàn luận về tinh thần tự học.
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp.
- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
- Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.
- Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh, Macxim Gorki, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Bài học nhận thức và hành động
Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
-Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
III. Kết đoạn: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.
Câu 2.
Viết bài văn trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ sau: Giờ cháu đã đi xa. Có ngon khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềng vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bằng Việt, Bếp Ita, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr. 145) Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chó lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thang không chế thung nghèo đói. Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. (Y Phương. Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr. 72) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- giới thiệu đôi nét về 2 văn bản và hai đoạn thơ:
+ Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
+ Qua hình ảnh bếp lửa, Bằng Việt đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, quê hương.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ bài Bếp lửa: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
- Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
- Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;
=> Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.
- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín về tình cảm gia đình, quê hương.
b. Khổ thơ bài Nói với con: lời ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn
+ “Sống trên đá không chê đá gập gềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc” → Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”, “thung nghèo đói”
⇒ Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.
+ Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt.
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
→ Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
⇒ Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
c. Điểm chung của hai đoạn thơ
- Hai văn bản tuy viết vào những thời điểm khác nhau nhưng đều thể hiện thấm đẫm tình yêu nước, yêu quê hương.
- Đều là những dòng thơ tâm tình nói về tình cảm gia đình thiêng liêng và qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với đất nước, với quê hương.
3. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình, quê hương ở mọi thời đại.
Unit 12: My future career
HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ