CHIẾC XE ĐẠP CỦA CHÚ TƯ
Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư Chia, không chỉ vì chú là chủ trại xuồng, mà còn vì chiếc xe đạp của chú.
Ở xóm vườn, có một chiếc xe đã là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.
Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
- Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của ta nghe bây.
Ấy là chú dặn sắp nhỏ đứng vây quanh chiếc xe của chú.
- Ngựa chú biết hí không chú?
- Nghe ngựa hí chưa? Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong:
- Nó đá được không chú?
Chú đưa chân đá ngược ra sau.
- Nó đá đó.
Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.
Theo Nguyễn Quang Sáng
(Dòng sông thơ ấu)
Đọc bài "chiếc xe đạp của chú Tư rồi trả lời câu hỏi:
Câu 1
Hãy phân tích cấu tạo (bố cục) của bài văn "Chiếc xe đạp của chú Tư".
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ bài rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bố cục
- Phần mở bài, tác giả giới thiệu chú Tư Chia, chủ trại xuồng, chú có cái xe đạp nên ai cũng biết chú.
- Phần thân đoạn, tác giả tả một số bộ phận của chiếc xe đạp đẹp nhất của chú Tư Chia: màu sắc, hai cái vành, tiếng kêu (của líp xe), cái tay cầm...
- Phần kết đoạn: chú Tư rất yêu, rất hãnh diện chiếc xe đạp của mình.
Câu 2
Những chi tiết nào cho thấy chiếc xe đạp rất đẹp và rất mới? Tác giả quan sát được những chi tiết ấy nhờ những giác quan nào?
Phương pháp giải:
- Con tìm các chi tiết miêu tả chiếc xe đạp.
- Sau đó xét xem tác giả đã sử dụng giác quan nào để miêu tả chiếc xe đạp
+ Vị giác - bằng lưỡi
+ Thính giác - bằng tai
+ Xúc giác - bằng tay
+ Thị giác - bằng mắt
+ Khứu giác - bằng mũi
Lời giải chi tiết:
- Trước hết, tác giả nêu lên một so sánh và nhận xét: ở xóm vườn, chiếc xe chú Tư Chia là "đẹp nhất" không có chiếc nào "sánh bằng".
- Tiếp theo tả cái xe đẹp và rất mới: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, lúc ngừng đạp, chiếc xe (líp xe) cứ ro ro thật êm tai. Giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa.
- Tác giả quan sát được những chi tiết ấy nhờ thị giác (mắt), thính giác (tai nghe)
Câu 3
Những chi tiết nào, biểu hiện nào cho thấy chú Tư rất yêu chiếc xe của mình ?
Phương pháp giải:
Con xem xét kĩ những lời nói và hành động của chú Tư trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Chú Tư rất yêu chiếc xe của mình. Chú giữ gìn cẩn thận: dừng xe là chú rút lấy cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe là "con ngựa sắt". Chú hóm hỉnh nói với lũ con nít trong xóm vườn là con ngựa sắt ấy cũng biết hí, biết đá.
Và khi nghe bọn con nít cười rộ thì chú "hãnh diện" vẻ chiếc xe của mình.
Unit 9. What are they doing?
Phần 3: Thể thao tự chọn
Unit 7. What do you like doing?
Đề thi giữa kì 2
Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4