Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
1. Cao Bá Quát (1809 ? – 1855) người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Thân sinh ông là một nhà nho danh tiếng. Cao Bá Quát là người tài năng, đức độ, nổi tiếng với câu thơ :
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
(Mười năm rong ruổi tìm kiếm báu
Một đời chỉ cúi lạy hoa mai)
Là người có tài có đức nên ông chịu nhiều bất hạnh. Nhân cách cứng cỏi và tính tình phóng khoáng nên sau một thời gian ra làm quan với triều Nguyễn, Cao Bá Quát bị đẩy ra khỏi kinh đô để nhận chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Một thời gian sau, bất bình với triều đình chỉ lo ăn chơi, ông đã từ quan và tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân và Cao Bá Quát đã chịu cái án tru di tam tộc oan nghiệt.
2. Sa hành đoản ca thuộc thể thơ cổ thể, không gò bó vào luật, vần gieo tương đối tự do… Bài thơ thể hiện tâm trạng của một con người đang cảm thấy bế tắc trên đường đời. Để thể hiện tâm trạng ấy, tác giả đã dùng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: Bãi cát dài và con đường cùng. Tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là những nỗi niềm day dứt của nhà thơ Cao Bá Quát trong hành trình đi tìm lí tưởng sống cho riêng mình.
3. Đọc kĩ phần phiên âm và dịch nghĩa trước khi đọc phần dịch thơ. Chú ý thể hiện sự hiệp vần xuyên suốt toàn bài thơ.
II - Kiến thức cơ bản
Cao Bá Quát là một nhân vật lịch sử nổi tiếng văn võ toàn tài và tính tình phóng khoáng, ngay thẳng. Nhưng tài năng xuất chúng và nhân cách cứng cỏi ấy lại sinh lầm thời nên nó trở thành nguyên nhân gây nên những bất hạnh cho cuộc đời Cao Bá Quát. Cuộc đời ông là một chuỗi liên tiếp những lận đận, bất trắc và để rồi có một kết cục thật đau xót. Cuộc đời đầy chông gai và bất trắc ấy có lẽ đã được nhà thơ cảm nhận rất rõ nên mới có một bài thơ trĩu nặng tâm sự như Bài ca ngắn đi trên bãi cát này.
Người đọc rất dễ dàng nhận ra một hình tượng nhân vật trữ tình của bài thơ, dù đó là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng. Đó là một con người cô đơn lẻ loi bước đi những bước vô cùng nặng nhọc và vất vả giữa một bãi cát mênh mông nắng cháy. Người đi ấy đi những bước đi đầy tâm sự. Nguyên nhân sự khó nhọc cất bước ấy không phải là do bãi cát hay con đường mà do tâm trạng. Điều đó được thể hiện ở ngay những câu đầu của bài thơ:
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
(Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi).
Thông thường đi trên cát thật khó khăn. Bãi cát dài rộng lại khiến ta nghĩ đến những sa mạc mênh mông, nơi chỉ hứa hẹn với người đến những điều cực khổ và không may mắn. Chọn hình ảnh bãi cát và con đường độc bộ của nhân vật trữ tình là một lựa chọn rất hiện đại của tác giả.
Người đi thật cô đơn và nhỏ nhoi giữa bãi cát và có vẻ như đang bất lực. Bãi cát dài nối tiếp nhau mà mỗi bước đi dường như không tiến mà lại lùi. Càng cố gắng bước lại càng lùi lại. Người đi như dậm chân tại chỗ. Mọi sự cố gắng dường như vô nghĩa. Nhân vật trữ tình hiện lên thật bất lực và cô độc. Đó là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời đầy bế tắc của chính tác giả. Vốn là người văn hay chữ tốt, nhưng ba năm vào Huế thi Đình thì cả ba năm nhà thơ đều bị đánh hỏng. Thời của Cao Bá Quát (giữa thế kỉ XIX) là thời kì mà Hán học bắt đầu mất đi sự sang trọng tôn nghiêm. Chuyện thi cử để làm quan vốn đã có nhiều tiêu cực nay lại càng nhiều hơn. Là người theo học đạo Nho, mục đích là đỗ đạt để làm quan, để có dịp mang tài kinh bang tế thế của mình ra giúp đời, vậy mà thi mãi vẫn không đỗ nên sĩ tử ấy rơi vào tâm trạng bế tắc. Sự bế tắc ấy được thể hiện rất rõ ở hình tượng người khách bộ hành đi trên cát. Con đường trên cát là biểu tượng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ. Đó là con đường đời đầy khó khăn gian khổ mà ai cũng phải cố gắng cả đời để có được những bước đi vững chãi.
Người khách bộ hành cô đơn trên con đường đầy gian nan. Anh tìm mọi cách để thoát ra khỏi tâm trạng nặng nề ấy nhưng đành bất lực. Muốn gạt đi mọi nỗi ưu tư, mọi sự bon chen lo lắng để tập trung bước tiếp những bước đi thanh thản nhưng vô ích:
“Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!”
Dù muốn nhưng không thể nào học được cách của tiên ông, bởi người khách bộ hành ấy không thể nguôi quên những nỗi đời. Trong lòng ông vẫn luôn nặng trĩu tình đời, dù đã thất bại, dù đã bị cuộc đời ngược đãi. Xen vào dòng tâm sự nặng trĩu u buồn và bế tắc đó là những triết lí về cuộc đời.
“Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!”
Nhà thơ đã nói lên một quy luật phổ biến của đời sống: Con người luôn không ngừng đua chen để giành lấy danh lợi. Chẳng ai chịu “học phép ngủ kĩ” của ông tiên cả. Danh lợi như rượu ngon có mùi thơm hấp dẫn và đầy cám dỗ. Chẳng mấy người đủ can đảm để đứng ngoài những cám dỗ của danh lợi. Cũng chẳng ai cầm lòng trước hương rượu thơm ngon. Cho nên người say danh lợi rất nhiều. Sau những giây phút thả hồn cùng những suy lí về cuộc sống, nhân vật trữ tình lại đối diện với thực tế phũ phàng của phận mình. Một lần nữa “bãi cát dài” lại xuất hiện gắn liền với một con đường mịt mù tăm tối phía trước:
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
…
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?
Hình ảnh và ngôn ngữ đều thể hiện sự bế tắc. Không nói xa hay nói gần mà là nói thẳng, nói một cách đầy tuyệt vọng. Từ tâm trạng này có thể suy đoán rằng, tác giả làm bài thơ này sau nhiều lần thất bại và thất vọng trước cuộc đời. Vì thất bại nên nhân vật trữ tình đang muốn tìm một con đường mới. Nhưng con đường mới trên cát thì thật khó khăn.
Bài thơ thể hiện rất rõ sự bế tắc của nhà thơ khi đi tìm hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Trên thực tế, Cao Bá Quát cũng không ngừng tìm hướng đi, tìm lí tưởng sống cho mình. Ông cũng đã từng loay hoay trong vòng tròn của chế độ thi cử, của con đường quen thuộc “tề gia trị quốc bình thiên hạ” của nhà nho. Nhưng Cao Bá Quát đã thất bại. Có lẽ, đây là bài thơ thể hiện khá trung thực tâm sự của cái Tôi cá nhân thi sĩ, điều còn ít thấy trong văn học trung đại.
Hình ảnh và tâm trạng thơ đều rất hiện đại và mới mẻ. Tác giả cũng rất dụng công trong việc lựa chọn thể thơ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật. Bài thơ đã thể hiện tâm sự của một nhà nho tài năng, tâm huyết với dân tộc nhưng gặp nhiều bất trắc trong cuộc đời. Mà căn nguyên của những bất trắc ấy suy cho cùng là từ thói ham danh lợi của người đời. Vì thế, nhà nho ấy rơi vào tâm trạng bế tắc. Trên thực tế, nhà nho họ Cao ấy đã tìm ra con đường đi cho mình, đó là con đường cùng nhân dân đứng lên chống lại cường quyền, quan tham.
III - liên hệ
Về Cao bá Quát, dân gian có giai thoại:
Một lần, Cao Bá Quát đi chơi, trên đường qua huyện Siêu Loại, chợt thấy ở một làng gần đấy có đám ma. Kèn trống inh ỏi, khách khứa ra vào tấp nập, đoán chừng đấy là đám ma của một gia đình thuộc loại thế gia vọng tộc. Cao định bụng ghé vào xem thử, nhân đó, ông nghĩ chơi câu đối, viếng người chết không quen biết ấy. Nghĩ xong ông bước vào nhà đám. Thấy mấy vị thân hào, thân sĩ đang ngồi đánh chén ngất ngưởng. Cao bèn đến tự xưng mình là học trò nghèo, qua đây, có nghĩ được đôi câu đối kính viếng người quá cố, xin cho mượn giấy bút để chép…
Khi người nhà đám mang giấy bút ra thì chỉ sau phút chốc, một đôi câu đối viết chữ thảo hết sức bay bướm, tài hoa được treo lên:
Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu khóc mướn;
Tưởng sự bách niên dừng nghĩ lại, não can tràng nên phải thương vay.
Mấy vị thân sĩ lúc trước vẫn có ý xem thường anh học trò nghèo này đến bây giờ đọc đôi câu đối, ai nấy đều trầm trồ thán phục. Các vị thì thầm bảo nhau:
- Cứ xem tài điệu và cử chỉ này, tất đây là anh chàng cuồng sĩ Cao Bá Quát.
Nói rồi, họ chạy lại, chèo kéo mời ông, năn nỉ gạn hỏi. Mãi ông mới chịu xưng tên họ thực.
Unit 2: Vietnam and ASEAN
SBT Toán 11 - Cánh Diều tập 2
Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu
Unit 6: Transitions
CHƯƠNG 4. SINH SẢN
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11