Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
I - Tìm hiểu chung
1. Nhật kí trong tù là tập thơ có giá trị văn học rất lớn của Hồ Chí Minh, được viết bằng chữ Hán nên có rất nhiều điểm gần với thơ Đường. Với những bài Đường luật xinh xắn về hình thức, nồng nàn về cảm xúc,… tác phẩm thể hiện tài năng, tấm lòng, tâm huyết và nhân cách Hồ Chí Minh với cả hai tư cách nghệ sĩ và chiến sĩ.
2. Bài thơ Chiều tối đã thể hiện đầy đủ và khá điển hình đặc điểm cơ bản nhất của toàn bộ cuốn nhật kí bằng thơ của Hồ Chí Minh, đó là vẻ đẹp cổ điển về hình thức và hiện đại về cảm hứng, toát lên phong thái ung dung tự tại của một người Cộng sản. Dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, Người cũng phát hiện được những vẻ đẹp giản dị mà đáng quý của cuộc sống.
3. Bài thơ tả cảnh chiều tối ở một sơn thôn. Bức tranh phong cảnh ấy được bố cục làm hai phần:
- Hai câu đầu: tả cảnh vật trong buổi chiều tối. Tất nhiên đây là cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của người tù, vì vậy nó là cảnh thật nhưng có ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh cánh chim và đám mây vừa giàu chất hoạ, vừa có khả năng gợi cảm. Sự mệt mỏi của cánh chim, sự cô đơn của đám mây chiều là tâm trạng của người tù đang tha phương.
- Hai câu sau: bức tranh bừng sáng bởi “lô dĩ hồng”. Bản lĩnh cứng cáp đã giúp người tù nhanh chóng thoát khỏi cô đơn và mệt mỏi để phát hiện ra sức sống. Vẻ đẹp của bức tranh thể hiện ở hình ảnh người lao động. Tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai, về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống.
Bài thơ thể hiện tài năng sáng tạo thơ “thi trung hữu hoạ” của Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện bản lĩnh của người cộng sản.
4. Đọc kĩ để hiểu thêm những nét riêng của tác phẩm trong phiên âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ.
II - Kiến thức cơ bản
Chiều tối là bài thơ tiêu biểu rút trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại một cách chân thực cảnh người tù sau một ngày chuyển lao mệt nhọc. ở đó người đọc nhận ra thế giới tâm hồn người tù Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên cuộc sống tha thiết, là khao khát ý chí và bản lĩnh người cách mạng. Bài thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: Vừa cổ điển, vừa hiện đại.
Hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên mở ra những hình ảnh cụ thể: cánh chim, chòm mây, bầu trời, núi rừng.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.)
Không gian rừng núi có vẻ âm u hoang vắng gợi ra sự rộng lớn mênh mông. Thời gian chiều ngả dần về tối là thời gian nghệ thuật quen thuộc trở đi trở lại trong các tác phẩm thi ca. Nghệ sĩ xưa thường mượn thời gian chiều tối để gửi gắm tiếng lòng mình, để nương náu nỗi buồn của mình. Ca dao xưa có câu:
Chim bay về núi tối rồi
Hay trong Truyện Kiều:
Chim hôm thoi thót về rừng,
Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành.
Đọc câu thơ của Hồ Chí Minh khiến người đọc nhớ tới những tứ thơ của người xưa, ý thơ mang đậm sắc thái cổ điển.
Nỗi lòng, tâm trạng người tù sau một ngày chuyển lao vất vả, nhọc nhằn, mệt mỏi được hiện lên qua hình ảnh cánh chim mỏi mệt. Nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” được sử dụng thành công khiến người đọc không chỉ cảm nhận được tiếng nói của tâm trạng con người. Chòm mây trong cái nhìn của người tù là chòm mây cô đơn. Người đọc không chỉ cảm nhận được sự nhọc nhằn, mệt mỏi của người tù mà còn thấy được cả nỗi cô đơn, buồn khổ của người tù trong cảnh ấy. Bản dịch thơ chưa dịch hết nghĩa nguyên tác, không dịch được chữ cô trong cô vân. Bởi vậy lời dịch không làm bật lên sự cô đơn lẻ chiếc của cảnh vật cũng như nỗi cô đơn trong lòng người. Từ láy mạn mạn được dịch là “trôi nhẹ” gợi cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Trong cảm nhận của người tù, áng mây chầm chậm, lững lờ trôi trên bầu trời trong cảm giác cô đơn. Người ta tưởng chừng áng mây như ngưng đọng giữa bầu trời chiều. Có một sự vận động mệt mỏi, ý thơ khác hẳn với cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, lãng mạn mà “trôi nhẹ” đem lại. Bức tranh thiên nhiên có vẻ hoang vắng, tĩnh lặng, thấm nỗi buồn cô đơn của con người. Hai câu thơ không có một từ nào trực tiếp miêu tả người tù và tâm trạng người tù nhưng qua đó vẫn ẩn chứa hình ảnh người tù trong sự mệt mỏi, nhọc nhằn, trong nỗi buồn và sự cô đơn.
Tất cả cảnh vật thiên nhiên: cánh chim, chòm mây, bầu trời đều là những cảnh vật được cảm nhận từ trên cao, trong không gian cao rộng, khoáng đạt. Người ta nhận ra tư thế người tù – tư thế của một con người luôn ngẩng cao đầu với một ý chí, nghị lực mạnh mẽ, với một tâm hồn rộng mở đón nhận vạn vật vào trong lòng mình. Hai câu đầu diễn tả nỗi buồn, sự cô đơn của người tù nhưng không gợi cảm giác bi luỵ bế tắc mà vẫn hé mở bản lĩnh, ý chí, nghị lực phi thường của người tù cách mạng.
Nếu như hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên thì hai câu sau miêu tả bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Hình ảnh “cô em xóm núi” trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh con người xuất hiện trở thành tâm điểm của sự sống làm ấm áp cả bức tranh chiều tối hoang vắng, lạnh lẽo. Vẻ đẹp của bức tranh chiều tối được toát lên từ chính vẻ đẹp hoạt động của con người, thể hiện sức khỏe khoắn, niềm tin và khát vọng mạnh mẽ của con người. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn : ma bao túc, bao túc ma. Hoạt động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng điều kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian trở thành nhịp của sự sống. Tứ thơ của Hồ Chí Minh có sự vận động mạnh mẽ, tự nhiên mà khỏe khoắn.
Câu thơ thứ ba của bản dịch thơ dịch thừa chữ tối. Bài thơ không có từ tối nhưng thời gian tối của bức tranh được gợi ra từ chính hình ảnh “lò than rực hồng”. Có một sự đối lập tương phản giữa ánh sáng của lò than với bóng tối của xóm núi. Chỉ cần nhìn lò than đỏ, người ta cũng nhận ra bóng tối đã về bao trùm vạn vật. Bút pháp “vẽ mây nảy trăng” được sử dụng thành công.
Bức tranh chiều tối đến đây không buồn bã, thê lương, ảm đạm mà tràn đầy sự sống ấm áp tươi sáng, từ nỗi buồn thương đến niềm tin vui thể hiện một hồn thơ luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
Bài thơ kết lại bằng chữ hồng. Bài thơ mang tên Chiều tối nhưng không kết thúc bằng bóng tối mà kết thúc bằng ánh sáng màu sắc rực rỡ. Chữ hồng chính là nhãn tự của bài thơ, thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài. Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ hồng.
Bài thơ Chiều tối kết lại bằng niềm tin tưởng, bằng khát vọng dâng đầy của người cộng sản. Đặt trong thân phận tù ngục, người ta vẫn nhận ra hình ảnh một con người Hồ Chí Minh với tình yêu thiên nhiên rộng lớn, với một khao khát sự sống mạnh mẽ và một ý chí, nghị lực kiên cường, một niềm tin cháy bỏng.
III - Liên hệ
Người dịch sơ ý một chút là có thể sai lạc, mất cái sâu. “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” dịch thành: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Trong chữ Hán không có chữ “tối” ấy, chỉ có “xay ngô”. Kể ra bài này tả cảnh chiều tối bên một xóm núi, sau khi tả cảnh chim bay về núi ngủ, cảnh mây trôi chầm chậm trên không, quay về xóm tả việc cô gái nhỏ xay ngô để chuẩn bị bữa tối mà thêm chữ “tối” vào, có gì là sai ? Đúng là xay ngô tối nhưng đặt chữ “tối” vào đây thì sớm quá, và lộ quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến, thời gian trôi dần dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc. Bao túc ma hoàn”… và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên. Nhịp câu thứ tư là 4 – 3, nhịp ba ngắn, chấm dứt cho cả một sự vận động, chuyển biến, đúng với cái tối lúc đến nhanh, thu dần cuộc sống bên lò than, rồi toả cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ “hồng”. Tất cả cái đó, chữ “tối” trong câu ba và nhịp điệu 2 – 5 của câu bốn làm hỏng cả. Giảm đi nhiều tấm lòng nâng niu, trìu mến, chút reo vui trước cuộc sống bình thường, nghèo khổ nhưng bình yên của người làm thơ đang bị giải đi trên đường.
Chủ đề 3. Hoàn thiện bản thân
Review Unit 1
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
Chương 6. Hidrocacbon không no
Unit 9: Social issues
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11