Gợi ý 1
Qua truyện đọc trên, em thấy Dũng có nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra không ? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
Phương pháp giải:
Xem đoạn: " Dũng cặm cụi viết và một lúc sau … Dũng lấy tay khẽ đẩy lại và lắc đầu".
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện, em thấy Dũng là người rất nghiêm túc trong bài kiểm tra bởi vì mặc dù không làm được bài nhưng Dũng vẫn không nhìn bài Nhi và còn nói thành thật với cô giáo: “Bài toán đố em không làm được ạ, nhưng em không nhìn bài của bạn, em xin hứa lần sau sẽ làm được”.
Gợi ý 2
Vì sao Dũng không làm được hết bài ? Bạn Nhi ngồi cạnh Dũng đã nói gì ?
Lời giải chi tiết:
- Dũng không làm được hết bài vì Dũng gặp phải bài toán đố rất khó khiến bạn ấy không thể giải được mặc dù bạn ấy đã rất cố gắng.
- Khi thấy Dũng không làm được bài, Nhi đã tỏ ý muốn cho Dũng nhìn bài, Nhi nói: ” Tớ làm rồi, chép đi, đây này”. Vừa nói Nhi vừa khẽ đẩy bài sang chỗ Dũng.
Gợi ý 3
Thái độ của Dũng như thế nào khi không làm được bài và trước những lời nói của Nhi ?
Phương pháp giải:
Xem đoạn: "Duy nhất còn bài toán đố … lại đặt bút xuống"; "Nghe vậy Dũng càng luống cuống, hai tai nóng bừng";
"Dũng lấy tay khẽ đẩy lại và lắc đầu", "Dũng nghĩ: Hay là ta cứ chép bài … chép bài của bạn thì sao", "Dũng quyết định viết vội mấy chữ … sẽ làm được".
Lời giải chi tiết:
Thái độ của Dũng khi không làm được bài và trước những lời nói của Nhi :
- Khi không làm được bài, Dũng cắn bút, đọc đi đọc lại câu hỏi. Dũng hết sức lo lắng và luống cuống, hai tay nóng bừng.
- Khi nghe Nhi nói muốn cho Dũng nhìn bài, ban đầu Dũng nhất định không nhìn nhưng sau đó Dũng lại đấu tranh suy nghĩ giữa việc nên nhìn bài hay không nhìn bài Nhi. Tuy nhiên cuối cùng bạn ấy đã quyết định không nhìn bài Nhi và thừa nhận mình không làm được bài với cô giáo.
Em đọc truyện
Hướng dẫn đọc : Truyện viết về những suy nghĩ dằn vặt của Dũng là có nên chép bài của bạn hay không khi không làm được bài kiểm tra toán ? Khi đọc, cố diễn tả được những suy nghĩ và hành động đó của Dũng.
Trong giờ kiểm tra toán
Ba tiếng trống báo giờ vào lớp. Cả lớp 7A chuẩn bị làm bài kiểm tra toán cuối học kì I. Dũng ngồi vào bàn, hồi hộp chờ cô giáo đọc đề toán. Cô đã đọc xong và đọc lại một lần nữa. Cả lớp bắt đầu làm bài. Lớp im phăng phắc nghe rõ cả tiếng bút sột soạt trên giấy.
Dũng cặm cụi viết và một lúc sau đã giải xong một số bài, duy nhất còn bài toán đố thì cứ cắn bút nghĩ mãi không ra. Dũng đọc đi, đọc lại đến hai, ba lần mà vẫn không làm đuợc. Thấy Dũng loay hoay cứ cầm bút lên, lại đặt bút xuống, cái Nhi ngồi bên cạnh liếc sang Dũng, hỏi nhỏ :
- Làm ra chưa ? Đáp số 15 có đúng không ?
Dũng im lặng, không trả lời. Nhi khẽ đạp chân Dũng, rồi cúi rạp đầu xuống bàn, thì thào :
- Tớ làm ra rồi, chép đi, đây này ! - Vừa nói, Nhi vừa khẽ đẩy bài làm của mình sang phía Dũng. Dũng lấy tay khẽ đẩy lại và lắc đầu.
Cô giáo nhắc nhở :
Chỉ còn 10 phút nữa là đến giờ thu bài, ai làm xong nên xem lại.
Nghe vậy, Dũng càng luống cuống, hai tai nóng bừng và nghĩ : "Hay là,ta cứ chép bài của Nhi ? Cô giáo chắc không biết, mà mình sẽ không bị điểm dưới trung bình". Nghĩ vậy nhưng rồi Dũng lại chần chừ vì cho rằng làm như thế là không trung thực, vẫn giấu dốt, đã kém lại càng kém và ... rồi nhỡ cô biết là chép bài của bạn thì sao ?
Lúc này ý nghĩ chép bài hay không chép bài của bạn cứ luẩn quẩn, quay cuồng trong đầu Dũng. Bỗng cô giáo gõ thước xuống bàn và dõng dạc nói :
- Đã hết giờ làm bài, các em hãy đặt bút xuống !
Dũng giật thót mình, người toát mồ hôi. Dũng quyết định viết vội mấy chữ vào cuối tờ giấy kiểm tra : "Thưa cô, bài toán đố em không làm được ạ, nhưng em không nhìn bài của bạn, em xin hứa lần sau sẽ làm được".
Dũng luống cuống cầm tờ giấy kiểm tra lên nộp cô, rồi quay ngay xuống chỗ ngồi. Dũng thấy lo lo, viết như thế liệu cô có trách không ? Nhưng Dũng tự an ủi: Không làm được bài cứ nói thật để cô rõ.
MAI NGUYÊN
Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 7. Biểu thức đại số và đa thức một biến
Bài 7
Phần Địa lí
Chủ đề 4: Ứng dụng tin học