Đề bài
Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam ; hướng di chuyển và tính chất của gió này.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Kĩ năng đọc bản đồ: áp cao kí hiệu bằng dấu (+), áp thấp là dấu (-)
- Xác đinh tên các khối khí áp cao và hướng di chuyển
Lời giải chi tiết
- Các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở nước ta :
+ Nửa đầu mùa hạ :Các khối khí xuất phát từ áp cao Nam Ấn Độ Dương di chuyển lên phía Bắc, khi đi qua xích đạo do tác động của lực Coriolit nên đã bị lệch hướng, trở thành hướng Tây Nam thổi vào nước ta.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam, khối khí xích đạo (Em)
- Hướng di chuyển: cả hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam (riêng khu vực Bắc Bộ thổi hướng Đông Nam do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ).
- Tính chất:
+ Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Đề kiểm tra học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ