Đề bài
Em hãy tả một con vịt đang kiếm mồi ở trong ao (hồ hoặc đầm).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật
A. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
B. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật
Lời giải chi tiết
Tan học trưa nay, về ngang ao nhà bác Tư, em thấy đàn vịt bầu nhà bác đang lặn hụp dưới nước. Duy chỉ một con đang rỉa cánh trên bờ.
Chú vịt bầu thân hình cũng to to. Giống này sinh ra để bơi, nên thân hình ấy dễ dàng dập dềnh trên mặt nước. Lưng nó màu xám trời, bụng trắng nhờ nhờ, cổ và cánh nó thì xanh biêng biếc.
Giống này háu ăn. Chiếc mỏ vàng, rộng và dài xinh xắn của nó thường vẫn rúc vào bờ ao để tìm mồi. Đầu nó nhỏ, hai bên dẹp. Cặp mắt hiền. Chiếc cổ dài, mềm mại và vô cùng linh hoạt.
Trên bờ, nó chậm chạp, lạch đạch bước đi, nghiêng bên nọ, ngả bên kia, cái đuôi lắc qua lắc lại. Vậy mà hãy trông kìa, nó ào xuống ao, lướt trên mặt nước mới nhẹ nhàng và nhanh nhẹn làm sao!
Bây giờ nó hụp xuống, đuôi chổng ngược lên “trồng chuối" tìm mồi. Bỗng chốc, nó nhô đầu lên lắc lắc. Một con tép to nằm gọn ngang mỏ nó. Nó táp táp rồi nuốt trộng con mồi. Thư thả bơi một chút, nó lại dựng thẳng mình lên mặt nước, cổ vươn cao, hai chân hơi cử động đổ giữ thăng bằng. Đôi cánh nó đập đập như thể ăn no phải vận động cho thư giãn gân cốt.
Có nhìn đàn vịt thoải mái, ung dung bơi trên mặt nước, chúng ta mới thấy rằng ao, hồ đúng là giang sơn của loài vịt.
(Theo những bài làm văn lớp 4)
Bài tập cuối tuần 19
Chủ đề: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Chủ đề 3. Phân số - Các phép tính với phân số
Chủ đề 2. Từ loại
Chủ đề 2: Năng lượng
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4