Đề bài
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1766) khác nhau ở điểm nào? Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ được coi là một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2. Vì sao Công xã Pa-ri được gọi là nhà nước kiểu mới?
Câu 3. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ thế kỉ thứ XVIII - đầu thế kỉ XX.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
2. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
Xem lại mục
3. Nội chiến ở Pháp, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Xem lại mục
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục
2. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
Lời giải:
- Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1776) khác nhau chủ yếu ở hình thức tiến hành cách mạng.
+ Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, đưa đến sự thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Anh và Bắc Mĩ (1776) dễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập đưa đến sự ra đời của nhà nước cộng hoà tư sản.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được xem là cuộc cách mạng tư sản vì:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mĩ Latinh.
Phương pháp:
Giải chi tiết:
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục
3. Nội chiến ở Pháp, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri
Lời giải:
* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:
- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.
- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
Lời giải:
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ thế kỉ thứ XVIII - đầu thế kỉ XX:
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
- Thực dân Anh thực hiện chính sách cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
=> Những chính sách thống trị của thực dân Anh đã làm cho những mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ ngày càng gay gắt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.
Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 8
Chủ đề 1. Chào năm học mới
Unit 7: When Did It Happen?
Unit 7: Environmental protection
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam