Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1
Câu 1
Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A. Tư sản và vô sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Công nhân và nông dân
D. Địa chủ phong kiến và nông dân
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam (1897 - 1914) - Vùng nông thôn
Lời giải chi tiết:
Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
Chọn: D
Câu 2
Câu 2
Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở
A. Đà Nẵng
B. Huế
C. Gia Định
D. Hà Nội
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859
Lời giải chi tiết:
Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở Đà Nẵng
Chọn: A
Câu 3
Câu 3
Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm
A. Ngày 1-9-1858
B. Ngày 17-2-1859
C. Ngày 24-2-1861
D. Ngày 5-6-1862
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859
Lời giải chi tiết:
Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm ngày 1-9-1858.
Chọn: A
Câu 4
Câu 4
Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là
A. Nguyên Tri Phương
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Định
D. Nguyễn Hữu Huân
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Lời giải chi tiết:
Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là Nguyễn Trung Trực.
Chọn: B
Câu 5
Câu 5
Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Định
D. Nguyễn Hữu Huân
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Lời giải chi tiết:
Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là Trương Định.
Chọn: C
Câu 6
Câu 6
Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là
A. Nguyễn Tri Phương
B. Phan Thanh Giản
C. Phan Đình Phùng
D. Hoàng Diệu
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
Lời giải chi tiết:
Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là Hoàng Diệu.
Chọn: D
Câu 7
Câu 7
Vị vua hạ "Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là
A. Hàm Nghi
B. Hiệp Hoà
C. Duy Tân
D. Đồng Khánh
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Phong trào Cần vương
Lời giải chi tiết:
Vị vua hạ "Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là Hàm Nghi.
Chọn: A
Câu 8
Câu 8
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
B. Khởi nghĩa Ba Đình
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
Phương pháp giải:
Xem lại mục
5. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Lời giải chi tiết:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê.
Chọn: C
Câu 9
Câu 9
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Hương Khê
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Lời giải chi tiết:
Cuộc khởi nghĩa không nằm trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa Yên Thế.
Chọn: B
Câu 10
Câu 10
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là
A. Địa chủ - tư sản - tiểu tư sản
B. Công nhân - nông dân- tư sản
C. Công nhân – tư sản - tiểu tư sản
D. Địa chủ - công nhân - nông dân
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam (1897-1914) - Vùng nông thôn
Lời giải chi tiết:
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là công nhân - tư sản - tiểu tư sản.
Chọn: C
Câu 11
Câu 11
Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì
A. Muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.
B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hoá văn minh.
C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập cho Việt Nam.
D. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.
Chọn: A
Bài 10
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài 1. Bài mở đầu
Unit 2. Wild nature
CHƯƠNG VIII: DA