Đề bài
Câu 1:
Đề bài:
Tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhất bởi
A. Sự tan rã của đế quốc Áo - Hung và sự hình thành một số quốc gia mới.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt của nước Mĩ
C. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2:
Đề bài:
Nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên giàu lên nhanh chóng.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.
C. Các nước châu Âu dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế.
D. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: TBCN và XHCN.
Câu 3:
Đề bài:
1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của
A. Nước Pháp
B. Nước Anh
C. Nước Đức
D. Châu Âu
Câu 4:
Đề bài:
Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước châu Âu là
A. tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng về chính trị
B. nền kinh tế ở hầu hết các nước châu Âu chưa được phục hồi
C. chính quyền tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
D. nước Anh vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh, chi phối tình hình mọi mặt ở châu Âu.
Câu 5:
Đề bài:
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản diễn ra vào những năm nào trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
A. 1918 - 1923
B. 1924 - 1929
C. 1929 - 1933
D. 1936 - 1939
Câu 6:
Đề bài:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là
A. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.
C. Mâu thuẫn về quyền lợi các nước tư bản không giải quyết được.
D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu.
Câu 7:
Đề bài:
Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp,... đã thực hiện
A. cải cách kinh tế - xã hội
B. phát xít hoá bộ máy nhà nước, chuẩn bị phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
C. thành lập mặt trận nhân dân.
D. cải cách chính trị để tăng cường quyền lực của nhà nước.
Câu 8:
Đề bài:
Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đại kinh tế là
A. Đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các TBCN.
B. Để hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục
1. Những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929
Lời giải:
Tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhất bởi hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Chọn: C
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục
1. Những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929
Lời giải:
Nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.
Chọn: B
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục
1. Những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929
Lời giải:
1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của nước Pháp.
Chọn: A
Câu 4
Phương pháp: Xem lại mục
1. Những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929
Lời giải:
Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước châu Âu là chính quyền tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
Chọn: C
Câu 5
Phương pháp: Xem lại mục
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó
Lời giải:
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản diến ra vào năm 1929 - 1933 trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
Chọn: C
Câu 6
Phương pháp: Xem lại mục
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó
Lời giải:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu.
Chọn: D
Câu 7
Phương pháp: Xem lại mục
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó
Lời giải:
Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp,... đã thực hiện cải cách kinh tế - xã hội.
Chọn: A
Câu 8
Phương pháp: Xem lại mục
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó
Lời giải:
Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đại kinh tế là hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Chọn: C
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8
Phần 4: Trái Đất và bầu trời
Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Chủ đề 3. An toàn điện
Unit 9. Life on other planets