Câu 1
- Hãy viết vào bảng sau một vài nghề em biết và giá trị của nghề đó đối với xã hội:
- Trong hoạt động tranh luận về chủ đề:
Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội, em tham gia vào nhóm đồng tình hay phản đối?
- Hãy viết ra ít nhất 2 lí lẽ để giải thích và bảo vệ cho quan điểm của em:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Những nghề và giá trị của nó mà em biết là:
Nghề | Giá trị đối với xã hội |
Bác sĩ | Chữa bệnh cứu người |
Kiến trúc sư | Thiết kế công trình công cộng, nhà cửa |
Giáo viên | Dạy học |
Thợ may | Cung cấp quần áo cho mọi người |
Thợ mộc | Làm vật dụng, nội thất |
Thợ điện | Sửa chữa các vấn đề về điện |
Lính cứu hỏa | Phòng cháy chữa cháy |
- Trong hoạt động tranh luận em tham gia vào nhóm đồng tình.
- Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội vì:
+ Mỗi một người làm nghề đều đang ở vị trí của mình làm tốt công việc của mình để đóng góp cho xã hội, giúp xã hội phát triển.
+ Mỗi nghề đều đem lại những lợi ích khác nhau và đều phục vụ cho đời sống của nhân dân.
Câu 2
- Hãy nối tên địa danh ở cột bên trái và sản phẩm nghề truyền thống tương ứng ở cột bên phải.
- So sánh với đáp án giáo viên đưa ra xem phần ghép nối của em có bao nhiêu ý chính xác.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết của em để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
1. Đọi Tam - Trống
2. Làng Vòng - Cốm
3. Chuôn Ngọ - Khảm trai
4. Bát Tràng - Gốm
5. Vạn Phúc - Lụa
6. Làng Chuông - Nón
7. Tuyết diêm - Muối
8. Non Nước - Đá mĩ nghệ
Câu 3
- Dựa trên những thông tin đã thu thập được về nghề truyền thống mà giáo viên phân công tìm hiểu, em hãy điền vào bản giới thiệu tóm tắt về nghề đó như gợi ý dưới đây.
- Nhận xét của em sau khi nghe phần giới thiệu nghề truyền thống của các nhóm:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ:
- Địa danh: Làng tranh Đông Hồ xưa có tên là làng Mái, nằm ngay bên bờ Nam sông Đuống, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Lịch sử hình thành:
+ Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tranh Đông Hồ xuất hiện vào thế kỷ XVI nhưng hiện không có thống kê thời kỳ đầu có bao nhiêu mẫu tranh.
+ Thời kì cực thịnh của làng tranh là vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ XX. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh.
+ Thời đó, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu…
- Sản phẩm: dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành bảy loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.
- Phần trình bày của nhóm các bạn: rõ ràng, mạch lạc, xúc tích, em thấy rất hào hứng vì đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Câu 4
Ngoài những câu hỏi dành cho khách mời của buổi giao lưu đã gợi ý trong sách giáo khoa, em còn quan tâm đến điều gì về nghề truyền thống? Hãy viết thêm câu hỏi của em.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Các nghệ nhân có cảm thấy nhàm chán khi lặp đi lặp lại một công việc?
- Cách để gia tăng sự hứng khởi khi làm việc?
- Làm thế nào để giữ được sự nhiệt huyết với nghề?
- Để có thể làm thành thạo mất thời gian bao lâu?
Câu 5
Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em sau khi tham gia triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống của địa phương.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Em cảm thấy rất vui, rất tự hào khi nhìn thấy các tranh, ảnh về nghề truyền thống. Em biết thêm được nhiều điều bổ ích, nhiều kiến thức về nghề truyền thống khi tham gia triển lãm.
Câu 6
Em đã tìm được những câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò, vè,.. nào nói về nghề truyền thống của nước ta? Hãy ghi lại để chia sẻ cùng cả lớp nhé!
Phương pháp giải:
Em sưu tầm trong sách, báo, tạp chí,...
Lời giải chi tiết:
+ Ai về ghé lại quê tôi
Hương Cần nón, quýt một thời nổi danh (nghề trồng quýt)
+ Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh (nghề thợ mộc, thợ ngõa)
+ Thợ Mộc Thái Yên lắm tài
Thứ nhất cửu Ngãi, thứ hai cổ Hồng
+ Lụa tơ Trà Kiệu, Mã Châu
Đã từng có tiếng dài lâu chắc bền
+ Dây lưng bốn mối phủ phê
Nón Gò Găng chạm chữ thả rê đi các làng.
Câu 7
Mỗi nghề nghiệp đều có những yêu cầu, đòi hỏi riêng. Để tìm hiểu xem mình có thể phù hợp với nghề truyền thống nào, em hãy liệt kê 3 đặc điểm tính cách nổi bật hoặc hứng thú, sở trường của bản thân và cùng thảo luận với các bạn về mối liên hệ giữa các đặc điểm đó với một số yêu cầu của nghề truyền thống.
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân và cùng các bản thảo luận để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
+ Ba đặc điểm tính cách nổi bật: Cẩn thận, khéo léo, chỉn chu.
+ Hứng thú, sở trường: Làm đồ thủ công, trang trí, thiết kế, vẽ tranh.
Câu 8
Thử hình dung em là một trong những ứng viên đang cần tìm việc phù hợp với mình ở một làng nghề truyền thống. Em hãy trả lời những câu hỏi của người tuyển dụng dưới đây:
- Vì sao bạn muốn làm công việc này?
- Bạn đã biết những gì về công việc mà mình xin ứng tuyển?
- Bạn có những điểm mạnh nào có thể giúp bạn làm tốt công việc đó? Hạn chế của bạn là gì?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Em muốn làm công việc này vì em muốn thử sức mình, em có hứng thú với lĩnh vực này, công việc này phù hợp với em.
- Em đã biết về công việc mà mình xin ứng tuyển là: Em đã tìm hiểu các công đoạn của công việc, tìm hiểu về lịch sử của nghề,...
- Điểm mạnh của em là em rất yêu thích công việc này, em có tính cẩn thận, khéo léo, em có tinh thần học hỏi. Hạn chế của em là em chưa trực tiếp làm thử công việc này, nếu được thử và được chỉ dạy, em sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc.
Câu 9
- Chia sẻ suy nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.
- Viết ít nhất một hành động em có thể làm để góp phần giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của địa phương.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết, suy nghĩ và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Nghề truyền thống là một trong những nét văn hóa góp văn làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc, nó đồng hành cùng với thời gian lịch sử dân tộc.
- Mỗi học sinh đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà nghề truyền thống mang lại.
- Chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ với mọi người xung quanh về nghề truyền thống, sử dụng các sản phẩm của nghề truyền thống, tham gia các lớp học làm sản phẩm truyền thống.
- Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống.
- Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa.
Câu 10
- Em có ý tưởng gì cho việc sáng tác thông điệp, logo quảng bá cho nghề truyền thống? Viết, vẽ ra một số ý tưởng để chia sẻ cùng các bạn nhé!
- Một số gợi ý cho thông điệp, logo hiệu quả:
+ Ngắn gọn, rõ ý;
+ Đơn giản;
+ Ý tưởng /hình ảnh độc đáo;
+ Thu hút sự chú ý;
+ Hình ảnh đẹp, tính thẩm mỹ cao (logo);
+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em dựa vào gợi ý và lựa chọn một nghề truyền thống mà em yêu thích để thiết kế ý tưởng cho thông điệp, logo.
Unit 3: All about food
Chủ đề 4. TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Unit 5: The music of life
Giải Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 CTST
Progress review 4