Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Đề bài
1. Ngành kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là
A. nông nghiệp trồng lúa
B. công nghiệp khai mỏ
C. công nghiệp chế biến
D. xuất, nhập khẩu
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là
A. nông dân
B. công nhân
C. trí thức tiểu tư sản
D. dân nghèo thành thị
3. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là
A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.
C. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
D. giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tay sai.
4. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
C. Thực dân Pháp đàn áp dã man khởi nghĩa Yên Bái
D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân
5. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh
C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
D. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi
6. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. ngày 22-2-1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.
B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1-8-1930.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10-1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.
7. Xô viết Nghệ - Tĩnh là
A. tổ chức cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lập ra để lãnh đạo cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh
B. tổ chức do các cấp ủy Đảng ở địa phương hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh lập ra, thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng.
C. chính quyền cách mạng được lập ra ở Nghệ An - Hà Tĩnh để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc.
D. các tòa án nhân dân được lập ra ở Nghệ An - Hà Tĩnh để trừng trị bọn ác ôn.
8. Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. các thành phố, đô thị lớn
B. các khu công nghiệp và đồn điền
C. Nghệ An, Hà Tĩnh
D. Hà Nội
9. Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh vũ trang là chính, có kết hợp với đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.
10. Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 là
A. chống thực dân Pháp xâm lược
B. chống đế quốc, phong kiến
C. chống đế quốc Pháp và tay sai
D. chống địa chủ phong kiến
11. Yếu tố quyết định sự phát triển về chất của phong trào 1930 - 1931 là
A. tinh thần và ý chí chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta.
B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. sự phát triển của phong trào công nhân.
D. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
12. Kết quả lớn nhất mà phong trào 1930 - 1931 đưa lại là gì?
A. Thực dân Pháp buộc phải đáp ứng một số yêu cầu của quần chúng nhân dân.
B. Từ phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành.
C. Các Xô viết ra đời ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
D. Để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng.
13. Một sự kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 10 - 1930 là
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Ban lãnh đạo Hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu được thành lập.
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng.
14. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là
A. Trần Phú
B. Lê Hồng Phong
C. Hà Huy Tập
D. Lê Duẩn
15. Hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận cương chính trị của Đảng?
A. Nhiệm vụ dân tộc được đưa lên hàng đầu.
B. Cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là quan trọng nhất.
C. Tùy vào thời điểm lịch sử mà mỗi nhiệm vụ dân tộc hay dân chủ có mức độ quan trọng khác nhau.
D. Hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau.
16. Động lực cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị của Đảng (10-1930) là
A. giai cấp công nhân
B. giai cấp nông dân
C. giai cấp công nhân và nông dân
D. tất cả những người Việt Nam yêu nước, nòng cốt là liên minh công - nông.
và nông dân.
17. Hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng được thể hiện qua
A. việc xác định mức độ quan trọng của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương.
B. việc khẳng định vai trò cách mạng của giai cấp tư sản, trí thức tiểu tư sản và bộ phận phong kiến yêu nước.
C. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Đông Dương và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
D. không nhìn thấy mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục
1. Việt Nam trong những năm 1929-1933
Lời giải: Ngành kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là ngành nông nghiệp trồng lúa.
Chọn A.
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục
1. Việt Nam trong những năm 1929-1933
Lời giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là nông dân.
Chọn A.
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục
1. Việt Nam trong những năm 1929-1933
Lời giải: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
Chọn A.
Câu 4
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Sự trưởng thành của giai cấp công nhân không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Chọn D.
Câu 5
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Chọn A.
Câu 6
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10-1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.
Chọn D.
Câu 7
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Xô viết Nghệ - Tĩnh là tổ chức do các cấp ủy Đảng ở địa phương hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh lập ra, thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng.
Chọn B.
Câu 8
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là Nghệ An, Hà Tĩnh.
Chọn CCâu 9
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.
Chọn D.
Câu 10
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 là chống đế quốc, phong kiến.
Chọn B.
Câu 11
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Yếu tố quyết định sự phát triển về chất của phong trào 1930 - 1931 là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn B.
Câu 12
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Kết quả lớn nhất mà phong trào 1930 - 1931 đưa lại là từ phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành.
Chọn B
Câu 13
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Tháng 10 - 1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập.
Chọn B
Câu 14
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là Trần Phú.
Chọn A.
Câu 15
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Trong Luận cương chính trị của Đảng, hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của cách mạng Đông Dương được xác định: hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và phong kiến có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Chọn D.
Câu 16
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Động lực cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị của Đảng (10-1930) là giai cấp công nhân
Chọn C.
Câu 17
Phương pháp: Xem lại mục
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
Lời giải: Hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng được thể hiện qua chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Đông Dương và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Chọn C.
Đề kiểm tra giữa kì 1
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Đề kiểm tra học kì 2
CHƯƠNG III. SÓNG CƠ