Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XX
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Câu 1
Câu 1
Đánh chiếm Bắc Kì, thực dân Pháp lấy cớ là
A. Để giải quyết vụ Đuy-puy.
B. Giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.
C. Mượn đường để tấn công Trung Quốc.
D. Giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh ở Bắc Kì
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
Lời giải chi tiết:
Đánh chiếm Bắc Kì, thực dân Pháp lấy cớ là để giải quyết vụ Đuy-puy.
Chọn: A
Câu 2
Câu 2
Tại thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp là
A. Phan Thanh Giản
B. Nguyên Tri Phương
C. Hoàng Văn Viêm
D. Lưu Vĩnh Phúc
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)
Lời giải chi tiết:
Tại thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp là Nguyên Tri Phương
Chọn: B
Câu 3
Câu 3
Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy Quân Pháp bị tiêu diệt là
A. Đuy-puy.
B. Ri-vi-e
C. Gác-ni-ê
D. Hác-măng.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)
Lời giải chi tiết:
Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy Quân Pháp bị tiêu diệt là Gác-ni-ê
Chọn: C
Câu 4
Câu 4
Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất với thức dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận
A. Sự chiếm đóng của quân Pháp ở Hà Nội
B. 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp
C. Bắc kì hoàn toàn thuộc Pháp
D. Bắc Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)
Lời giải chi tiết:
Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất với thức dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Chọn: B
Câu 5
Câu 5
Sau khi đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất, thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai vì
A. Muốn trả thù cho những binh lính đã tiêu diệt trong trận chiến trước
B. Muốn giành lại ưu thế để gây sức ép buộc triều đình Huế đầu hàng
C. Rất cần nguồn tại nguyên, khoáng sản ở Bắc Kì
D. Bắc Kì có nguy cơ bị quân Thanh chiếm đóng.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
Lời giải chi tiết:
Sau khi đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất, thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai vì rất cần nguồn tại nguyên, khoáng sản ở Bắc Kì.
Chọn: C
Câu 6
Câu 6
Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt
A. Đuy-puy.
B. Ri-vi-e.
C. Hác-măng.
D. Pa-tơ-nốt.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
Lời giải chi tiết:
Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt Ri-vi-e.
Chọn: B
Câu 7
Câu 7
Trước tình hình Thuận An bị đánh chiếm, triều đình Huế đã
A. Lập tức điều quân đội để giành lại.
B. Kêu gọi nhân dân cùng cả nước đứng lên chống lại quân Pháp.
C. Hoảng hốt xin đình chiến.
D. Cầu cứu nhà Thanh.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
5. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
Lời giải chi tiết:
Trước tình hình Thuận An bị đánh chiếm, triều đình Huế đã hoảng hốt xin đình chiến.
Chọn: C
Câu 8
Câu 8
Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là
A. thành phố Hà Nội thất thủ lần hai
B. quân Pháp tấn công Thuận An
C. kí hiệp ước Hác- măng
D. kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
5. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
Lời giải chi tiết:
Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Chọn: D
PHẦN I: CƠ HỌC
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 8
Chương 4. Thiết kế kĩ thuật
Bài 34