Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Đề bài
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ trong hoàn cảnh
A. quân Nhật tăng cường những hoạt động chống phá cách mạng Đông Dương.
B. quân Trung Hoa Dân quốc câu kết với quân Pháp tiến hành đàn áp cách mạng Đông Dương.
C. thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở Nam Bộ.
D. thực dân Pháp có những hành động phá hoại trắng trợn sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946) với Chính phủ ta.
2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ xuất phát từ lí do chủ yếu là
A. thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước kí với Chính phủ ta.
B. thực dân Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.
C. chúng ta muốn nhanh chóng có hoà bình để xây dựng đất nước.
D. nến độc lập, chủ quyến của dân tộc ta bị đe doạ nghiêm trọng.
3. Sự kiện trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
A. Pháp tiến công lực lượng ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Pháp đưa quân vào kiểm soát thủ đô Hà Nội.
4. Văn kiện lịch sử quan trọng nói về đường lối kháng chiến chống Pháp do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh soạn thảo là
A. Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam.
B. Đề cương văn hoá Việt Nam.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Vấn đế dân cày.
5. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện qua luận điểm nào?
A. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh kháng chiến
6. Ý không phản ánh đúng âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông 1947 là
A. phá căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
B. giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. ngăn chặn con đường liên lạc, sự chi viện của quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
D. cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
7. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về Diễn biến chiến dạch Việt Bắc thu - đông năm 1947: 1. Quân ta phục kích thắng lớn ở Khe Lau; 2. Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công lên Việt Bắc; 3. Quân ta chủ động bao vây và tiến công, buộc địch phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ rã; 4. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 kết thúc, thắng lợi thuộc về ta
A. 3, 2, 1, 4
B. 2, 3, 1, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 2, 3, 4, 1
8. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta
B. Là cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi
C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch
D. Đánh bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới.
9. Thuận lợi mới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ cuối năm 1949 - đầu năm 1950 là gì?
A. Pháp thất bại trong việc thực hiện kế hoạch cũ và phải đề ra kế hoạch Rơve
B. Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe XHCN đã công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
C. Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ
D. Nhân dân đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.
10. Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 - đầu năm 1950 là gì?
A. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh sinh
C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai thành lập chính quyền bù nhìn.
D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp, bất lợi cho ta.
11. Ý không phản ánh đúng mục tiêu của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B. mở đường liên lạc với cách mạng Trung Quốc và thế giới dân chủ.
C. giam chân địch ở vùng rừng núi, tạo điều kiện cho quân ta mở các đợt tấn công lớn ở vùng đồng bằng.
D. mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên.
12. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: 1. Địch rút chạy khỏi Đông Khê, sau đó rút khỏi Thất Khê về Na Sầm; 2. Quân ta nổ súng tiến công và tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê; 3. Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới; 4. Địch rút khỏi Đường số 4; 5. quân Pháp buộc phải rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn
A. 3, 2, 1, 5, 4
B. 2, 3, 1, 4, 5
C. 3, 2, 1 ,4, 5
D. 2, 3, 4, 1, 5
13. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
A. là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi
B. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
D. quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
14. Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là
A. vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến
B. hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc
C. hậu phương được củng cố, lớn mạnh về mọi mặt
D. sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô
15. Chiến dịch phản công đầu tiên của quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 -1954 là chiến dịch nào
A. Biên giới thu - đông năm 1950
B. Điện Biên Phủ năm 1954
C. Việt Bắc thu - đông năm 1947
D. Đông - xuân năm 1953 -1954
16. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bội đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục 1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
Lời giải: Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục 1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
Lời giải: Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v..
Chọn B
Câu 3
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để chúng giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
Phương pháp: Xem lại mục 1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
Lời giải: Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
Chọn D
Câu 4
Phương pháp: Xem lại mục 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Lời giải: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: Xem lại mục 2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Lời giải: Nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Chọn C
Câu 6
Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Lời giải: Ý không phản ánh đúng âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông 1947 là giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Chọn B
Câu 7
Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Lời giải:
- Thực dân Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.
- Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn)... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11-1947.
- Ở mặt trận hướng Tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tài chiến, ca nô của địch.
- Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19-12-1947.
Chọn B
Câu 8
Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Lời giải: Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Chọn D
Câu 9
Phương pháp: Xem lại mục 1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
Lời giải:
- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời và đặt quan hệ ngoại giao với ta (18/01/1950).
- Từ tháng 1/1950 Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta.
Chọn B
Câu 10
Phương pháp: Xem lại mục 1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
Lời giải: Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương; công nhận chính phủ Bảo Đại; tháng 5/1950, đồng ý viện trợ cho Pháp.
Chọn A
Câu 11
Phương pháp: Xem lại mục 2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950
Lời giải:
Tháng 6 - 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
- Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
Chọn C
Câu 12
Phương pháp: Xem lại mục 2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950
Lời giải:
- Ngày 16/9/1950, ta tiến công Đông Khê, sau 2 ngày, ta chiếm Đông Khê.
- Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị cắt làm đôi.
- Pháp phải rút quân từ Cao Bằng về theo đường số 4 và từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về.
- Đoán được ý định của Pháp, ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau.
- Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút về Na Sầm (8/10/1950).
- Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm, cuộc hành quân của địch ở Thái Nguyên cũng bị đập tan. Đường số 4 được giải phóng (22/10/1950)
Chọn A
Câu 13
Phương pháp: Xem lại mục 2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950
Lời giải:
Con đường liên lạc của ta với các nước Xã hội chủ nghĩa được khai thông.
- Pháp bị động, lúng túng nhiều mặt.
- Ta mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến:
+ Quân đội trưởng thành,
+ Giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Chọn D
Câu 14
Phương pháp: Xem lại mục 2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950
Lời giải: Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là
Chọn A
Câu 15
Phương pháp: Xem lại mục 2. Chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950
Lời giải: Chiến dịch phản công đầu tiên của quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 -1954 là chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Chọn C
Câu 16
Phương pháp: Xem lại mục I. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
Lời giải: Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bội đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
Chọn D
Lý thuyết Ngữ Văn
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12
Unit 1: Home Life - Đời sống gia đình
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12