GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
GIẢI TOÁN 2 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bài 11: Phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 2
Bài 3
LT1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT2
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT3
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT4
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 2
Bài 3
LT1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT2
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT3
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
LT4
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5

Bài 1 (trang 41 SGK Toán 2 tập 1)

Phương pháp giải:

a) Tính nhẩm các phép tính theo hướng dẫn.

b) Tách 13 = 10 + 3, lấy 10 trừ cho 5 rồi lấy kết quả đó cộng với 3.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Tính nhẩm

11 – 2                 11 – 3                11 – 4                   11 – 5

11 – 6                 11 – 7                  11 – 8                 11 – 9

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như bài 1 để hoàn thành các phép trừ dạng 11 trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 11 – 2.

• Tách: 11 = 10 + 1.

• 10 – 2 = 8

• 8 + 1 = 9

• 11 – 2 = 9

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

11 – 2 = 9                  11 – 3 = 8                11 – 4  = 7                 11 – 5 = 6

11 – 6 = 5                  11 – 7 = 4                11 – 8 = 3                  11 – 9 = 2

Bài 3

Tìm chuồng cho mỗi chú thỏ.

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả phép trừ ghi trên chú thỏ rồi tìm chuồng ghi số là kết quả đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

11 – 8 = 3 ;          13 – 5 = 8 ;

11 – 5 = 6 ;          11 – 6 = 5 ;               11 – 4 = 7.

Vậy mỗi chú thỏ được nối với chuồng tương ứng như sau:

LT1

Bài 1 (trang 42 SGK Toán 2 tập 1)

Phương pháp giải:

a) Tách 12 = 10 + 2, lấy 10 trừ cho 4 rồi lấy kết quả đó cộng với 2.

b) Tách 13 = 10 + 3, lấy 10 trừ cho 6 rồi lấy kết quả đó cộng với 3.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Tính nhẩm.

12 – 3                  12 – 4                12 – 5                  12 – 6

12 – 7                   12 – 8               12 – 9                  12 – 2

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như bài 1 để hoàn thành các phép trừ dạng 12 trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 12 – 3.

• Tách: 12 = 10 + 2.

• 10 – 3 = 7

• 7 + 2 = 9

• 12 – 3 = 9

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

12 – 3 = 9                12 – 4 = 8                  12 – 5 = 7                12 – 6 = 6

12 – 7 = 5                 12 – 8 = 4                  12 – 9 = 3               12 – 2 = 10

Bài 3

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như bài 1 để hoàn thành các phép trừ dạng 13 trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 13 – 4.

• Tách: 13 = 10 + 3.

• 10 – 4 = 6

• 6 + 3 = 9

• 13 – 4 = 9.

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

Bài 4

Tìm bông hoa cho ong đậu. Bông hoa nào có nhiều ong đậu nhất?

Phương pháp giải:

Tìm kết quả của các phép trừ ghi trên các con ong. Bông hoa ghi số là kết quả của nhiều phép tính nhất là bông hoa có nhiều ong đậu nhất.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

12 – 6 = 6 ;  11 – 5 = 6 ;

12 – 5 = 7 ;   13 – 7 = 6 ;   11 – 4 = 7.

Do đó, mỗi con ong đậu với bông hoa tương ứng như sau:

Vậy bông hoa ghi số 6 có nhiều ong đậu nhất.

Bài 5

Mai có 13 tờ giấy màu, Mai đã dùng 5 tờ giấy màu để cắt dán bức tranh. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu tờ giấy màu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số tờ giấy màu Mai có, số tờ giấy màu Mai đã dùng để cắt dán bức tranh) và hỏi gì, từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số tờ giấy màu còn lại ta lấy số tờ giấy màu Mai có trừ đi số tờ giấy màu Mai đã dùng để cắt dán bức tranh.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Có: 13 tờ giấy màu

Đã dùng: 5 tờ giấy màu

Còn lại: … tờ giấy màu ?

Bài giải

Mai còn lại số tờ giấy màu là:

13 – 5 = 8 (tờ)

Đáp số: 8 tờ giấy màu.

LT2

Phương pháp giải:

a) Tách 14 = 10 + 4, lấy 10 trừ cho 5 rồi lấy kết quả đó cộng với 4.

b) Tách 15 = 10 + 5, lấy 10 trừ cho 7 rồi lấy kết quả đó cộng với 5.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Tính nhẩm.

15 – 5                     15 – 6              15 – 57

15 – 8                     15 – 9              15 – 10

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như bài 1 để hoàn thành các phép trừ dạng 15 trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 15 – 6.

• Tách: 15 = 10 + 5.

• 10 – 6 = 4

• 4 + 5 = 9

• 15 – 6 = 9

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

15 – 5 = 10                  15 – 6 = 9                      15 – 7  = 8

15 – 8 = 7                    15 – 9 = 6                      15 – 10 = 5

Bài 3

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như bài 1 để hoàn thành các phép trừ dạng 14 trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 14 – 5.

• Tách: 14 = 10 + 4.

• 10 – 5 = 5

• 5 + 4 = 9

• 14 – 5 = 9.

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

Bài 4

Những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 7? Những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 9?

Phương pháp giải:

Tìm kết quả của các phép trừ ghi trên các máy bay, từ đó xác định xem những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 7, những máy bay nào ghi phép trừ có hiệu bằng 9.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

15 – 8 = 7               14 – 5 = 9                 13 – 4 = 9

12 – 5 = 7                15 – 6 = 9                  14 – 7 = 7

Vậy:

- Những máy bay ghi phép trừ có hiệu bằng 7 là 15 – 8, 12 – 5, 14 – 7.

-  Những máy bay ghi phép trừ có hiệu bằng 9 là 14 – 5, 13 – 4, 15 – 6.

Bài 5

Bà có 14 quả ổi, bà cho cháu 6 quả. Hỏi bà còn lại bao nhiêu quả ổi?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số quả ổi ban đầu bà có, số quả ổi bà cho cháu) và hỏi gì, từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số quả ổi còn lại ta lấy số quả ổi ban đầu bà có trừ đi số quả ổi bà cho cháu.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Có: 14 quả ổi

Cho cháu: 6 quả ổi

Còn lại: … quả ổi?

Bài giải

Bà còn lại số quả ổi là:

14 – 6 = 8 (quả ổi)

Đáp số: 8 quả ổi.

LT3

Bài 1 (trang 45 SGK Toán 2 tập 1)

Tính nhẩm.

16 – 7                  16 – 8                   16 – 9

17 – 8                  17 – 9                   18 – 9

Phương pháp giải:

Học sinh có thể tính nhẩm tương tự các bài trước để hoàn thành các phép trừ dạng 16, 17, 18  trừ đi một số.

Lời giải chi tiết:

Tính 16 – 7

• Tách: 16 = 10 + 6

• 10 – 7 = 3

• 3 + 6 = 9

• 16 – 7 = 9.

Tính 16 – 8

• Tách: 16 = 10 + 6

• 10 – 8 = 2

• 2 + 6 = 8

• 16 – 8 = 8.

Tính 16 – 9

• Tách: 16 = 10 + 6

• 10 – 9 = 1

• 1 + 6 = 7

• 16 – 9 = 7.

Tính 17 – 8

• Tách: 17 = 10 + 7

• 10 – 8 = 2

• 2 + 7 = 9

• 17 – 8 = 9.

Tính 17 – 9

• Tách: 17 = 10 + 7

• 10 – 9 = 1

• 1 + 7 = 8

• 17 – 9 = 8.

Tính 18 – 9

• Tách: 18 = 10 + 8

• 10 – 9 = 1

• 1 + 8 = 9

• 18 – 9 = 9.

Vậy ta có kết quả như sau:

16 – 7 = 9                    16 – 8 = 8                         16 – 9 = 7

17 – 8 = 9                    17 – 9 = 8                          18 – 9 = 9

Bài 2

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

- Học sinh có thể tính nhẩm tương tự như các bài trước để hoàn thành các phép trừ dạng 16, 17, 18  trừ đi một số.

- Áp dụng công thức: Hiệu = Số bị trừ – Hiệu.

Lời giải chi tiết:

Tính 16 – 9.

• Tách: 16 = 10 + 6

• 10 – 9 = 1

• 1 + 6 = 7

• 16 – 9 = 7.

Tính tương tự với các phép trừ còn lại ta có kết quả như sau:

Bài 3

Cánh diều nào ghi phép trừ có hiệu lớn nhất? Cánh diều nào ghi chép trừ có hiệu bé nhất?

Phương pháp giải:

Tìm hiệu của các phép trừ ghi trên các cánh diều, từ đó xác định xem hiệu nào lớn nhất, hiệu nào bé nhất trong các hiệu tìm được.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

16 – 8 = 8                18 – 9 = 9

15 – 7 = 8                14 – 8 = 6                    17 – 9 = 8.

Mà: 6 < 8 < 9.

Vậy:

- Cánh diều ghi phép trừ 18 – 9 có hiệu lớn nhất.

- Cánh diều ghi phép trừ 14 – 8 có hiệu bé nhất.

Bài 4

Mai hái được 16 bông hoa, Mi hái được 9 bông hoa. Hỏi Mai hái được hơn Mi bao nhiêu bông hoa?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số bông hoa Mai hái được, số bông hoa Mi hái được) và hỏi gì, từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số bông hoa Mai hái được hơn Mi ta lấy số bông hoa Mai hái được trừ đi số bông hoa Mi hái được.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Mai: 16 bông hoa

Mi: 9 bông hoa

Mai hái hơn Mi: … bông hoa?

Bài giải

Mai hái được hơn Mi số bông hoa là:

16 – 9 = 7 (bông hoa)

Đáp số: 7 bông hoa.

Bài 5

Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống.

Phương pháp giải:

Tìm kết quả các phép trừ, so sánh các kết quả rồi chọn dấu thích hợp (<, >, =) để điền vào dấu ?.

Lời giải chi tiết:

LT4

Bài 1 (trang 46 SGK Toán 2 tập 1)

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Học sinh tự tính nhẩm kết quả các phép tính.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Tính:

Phương pháp giải:

Học sinh tự tính nhẩm kết quả các phép tính cộng, sau đó sử dụng “tính chất giao hoán” và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để điền ngay kết quả các phép tính còn lại.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Tính nhẩm.

a) 13 – 3 – 4

    13 – 7

b) 15 – 5 – 3

   15 – 8

c) 14 – 4 – 1

   14 – 5

Phương pháp giải:

Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) 13 – 3 – 4 = 10 – 4 = 6

    13 – 7 = 6

b) 15 – 5 – 3 = 10 – 3 = 7

   15 – 8 = 7

c) 14 – 4 – 1 = 10 – 1 = 9

   14 – 5 = 9

Bài 4

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Thực hiện các phép tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Ta có:       18 – 9 = 9 ;

                9 + 6 = 15 ;

                15 – 7 = 8.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 5

Có 15 vận động viên đua xe đạp, 6 vận động viên đã qua cầu. Hỏi còn bao nhiêu vận động viên chưa qua cầu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (tổng số vận động viên, số vận động viên đã qua cầu) và hỏi gì (số vận động viên chưa qua cầu), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số vận động viên chưa qua cầu ta lấy tổng số vận động viên trừ đi số vận động viên đã qua cầu.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Có: 15 vận động viên

Đã qua cầu: 6 vận động viên

Chưa qua cầu: … vận động viên ?

Bài giải

Số vận động viên chưa qua cầu là:

15 – 6 = 9 (vận động viên)

Đáp số: 9 vận động viên.

Fqa.vn
Bình chọn:
4.7/5 (73 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved