Câu 1
1. Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì
A. bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y.
B. bệnh do đột biến gen trội trên NST X.
C. bệnh do đột biến gen lặn trên NST X.
D. bệnh do đột biến gen trội trên NST Y.
Phương pháp giải: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do gen lặn nằm trên NST X không tương đồng trên Y quy định
Lời giải chi tiết: Gen nằm trên NST X không tương đồng vs Y di truyền chéo: mẹ truyền gen bệnh cho con trai, và ở nam giới chỉcần mang gen bệnh đã biểu hiện tính trạng.Do đó gọi hai bệnh này là bệnh ở nam giới
Chọn C
Câu 2
2. Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST 21 có 2 chiếc, NST 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
Phương pháp giải: Bệnh Down ở đây gây ra do cơ chế chuyển đoạn
Lời giải chi tiết: Nguyên nhân là do chuyển đoạn và hợp tâm giữa 1 NST số 21 với NST số 14 thành 1 NST nên bộ NST vẫn là 2n = 46
Chọn D
Câu 3
3. Cơ chế hình thành thể đột biến NST: XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào ?
A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân.
B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân.
C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân.
D. NST XX không phân li trong nguyên phân.
Phương pháp giải: Hội chứng XXX: hội chứng siêu nữ
Lời giải chi tiết: Cặp NST XX nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân I tạo giao tử XX khi kết hợp vs giao từ bình thường X từ bố cho ra hợp tử XXX
Chọn A
Câu 4
4. Khi nghiên cứu tiêu bản một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong số đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là
A. tế bào sinh tinh ở tinh tinh.
B. tế bào đột biến dị bội ở người.
C. tế bào giao tử đột biến ở người.
D. tế bào sinh trứng ở tinh tinh.
Phương pháp giải: Bộ NST ở động vật gồm các cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính, cặp NST có thể gồm hai chiếc tương đồng hoặc không tùy vào giới
Lời giải chi tiết: Hai cặp NST không tương đồng ở bộ NST của tinh tinh là 2 NST giới tính, và ở con đực
Chọn A
Câu 5
5. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp. Quan sát sơ đồ phả hộ về chứng loạn dưỡng cơ ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh?
A. Gen trội, trên NST thường.
B. Gen lặn, trên NST thường.
C. Gen trội, trên NST giới tính X.
D. Gen lặn, trên NST giới tính X.
Phương pháp giải: Phân tích phả hệ.
Lời giải chi tiết: Bệnh xuất hiện và biểu hiện liên tục từ thế hệ 2 trở đi.
Bệnh chỉ biểu hiện ở nam giới
Bố mẹ không bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh => bệnh do gen lặn quy định
Gen lặn nằm trên NST X quy định (di truyền chéo, mẹ mang gen bệnh truyền cho con trai)
Chọn D
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Tải 30 đề thi học kì 2 - Hóa học 12
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
PHẦN BẢY. SINH THÁI HỌC
Unit 15: Women In Society - Phụ Nữ Trong Xã Hội