1. Nội dung câu hỏi
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy\(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(M\), \(N\),\(P\), \(Q\) lần lượt là trung điểm của \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\). Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào KHÔNG song song với \(NP\)?
A. \(MQ\)
B. \(BD\)
C. \(AD\)
D. \(BC\)
2. Phương pháp giải
Chỉ ra 3 đường thẳng song song với \(NP\), đường thẳng còn lại chính là đáp án cần chọn.
3. Lời giải chi tiết
Ta có \(N\) là trung điểm của \(SB\), \(P\) là trung điểm của \(SC\), suy ra \(NP\) là đường trung bình của tam giác \(SBC\). Từ đó ta có \(NP\parallel BC\). Chứng minh tương tự ta cũng có \(MQ\parallel AD\).
Do \(ABCD\) là hình bình hành, nên \(AD\parallel BC\).
Hai đường thẳng \(NP\) và \(AD\) phân biệt, cùng song song với \(BC\) nên chúng song song với nhau.
Mặt khác \(NP\) và \(MQ\) phân biệt, cùng song song với \(AD\) nên chúng song song với nhau.
Như vậy đường thẳng \(NP\) song song với các đường thẳng \(BC\), \(AD\), \(MQ\).
Đáp án cần chọn là đáp án B.
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
HÌNH HỌC - TOÁN 11
Đề minh họa số 4
Chương 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
Chủ đề 2. Sóng
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11