Câu 1
- Hỏi người thân, người cao tuổi trong gia đình em về một số truyền thống văn hóa, lịch sử,... của địa phương.
- Ghi chép lại thông tin tóm tắt về một truyền thống mà em thấy tâm đắc nhất.
Tên của truyền thống:
Điểm nổi bật của truyền thống:
Phương pháp giải:
Em hỏi người thân và dựa vào sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Một truyền thống mà em tâm đắc nhất là:
- Tên của truyền thống: Truyền thống nấu bánh chưng, bánh giầy ngày Tết.
- Điểm nổi bật của truyền thống: Cùng với truyền thuyết xa xưa về bánh chưng bánh giầy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ. Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.
Câu 2
Giới thiệu về một truyền thống địa phương
- Em có suy nghĩ gì khi nghe các nhóm giới thiệu về truyền thống của địa phương chúng ta?
- Hãy viết ra một điều em thấy ấn tượng nhất từ các phần giới thiệu đó.
Phương pháp giải:
Em lắng nghe phần giới thiệu của các nhóm sau đó tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
- Khi nghe các nhóm giới thiệu về truyền thống của địa phương chúng ta, em cảm thấy rất vui khi biết thêm về các truyền thống, em rất tự hào vì các truyền thống vẫn được giữ gìn cho đến hiện nay.
- Một điều em thấy ấn tượng nhất từ các phần giới thiệu đó là: Phần giới thiệu về Hội Lim, Bắc Ninh. Nhóm bạn đã giới thiệu phần lễ hội vô cùng sống động khiến em cùng muốn được tham gia một lần.
Câu 3
Phần thi thử tài hiểu biết của các nhóm đã cho em biết thêm điều gì về truyền thống quê hương?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Phần thi thử tài hiểu biết của các nhóm đã cho em được mở mang tầm mắt. Em biết được nhiều hơn, hiểu sâu sắc hơn về các truyền thống quê hương, em càng thêm yêu quê hương và thêm tự hào về các truyền thống đó.
Câu 4
- Phỏng vấn người thân trong gia đình để tìm hiểu xem thành viên gia đình, dòng họ của em có ai đã và đang tham gia bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương (VD: người là nghệ nhân trong cộng đồng; người biết nấu món ăn đặc sản nổi tiếng của địa phương; người thành thạo một nghề truyền thống;...)
- Một số câu hỏi gợi ý cho phần phỏng vấn của em:
+ Ông bà/bố mẹ/anh chị có biết ai trong gia đình, họ hàng mình đã và đang tham gia bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương không? Đó là truyền thống gì?
+ Nếu có thể, ông bà/bố mẹ/anh chị hãy cho con/em biết thêm thông tin về người đó (tên tuổi, công việc họ đang làm, vai trò và đóng góp của họ cho cộng đồng).
- Chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được với nhóm của em.
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu hỏi gợi ý và phỏng vấn người thân trong gia đình về một người lưu giữ nghề truyền thống, sau đó chia sẻ thông tin với nhóm của em.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Nghề làm gốm sứ Bát Tràng.
Bát Tràng là làng nghề gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam. Làng gốm sứ Bát Tràng đã tồn tại cách đây khoảng hơn 500 năm. Mỗi sản phẩm của làng gốm sứ Bát Tràng không chỉ gắn liền với cuộc sống người Việt mà còn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đến hiện này các nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng vẫn luôn bảo vệ, gìn giữ và truyền nghề lại cho thế hệ trẻ.
Câu 5
- Trong hoạt động tranh luận về sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương, em tham gia vào nhóm đồng tình hay phản đối?
- Hãy viết ra ít nhất 2 lí lẽ để giải thích và bảo vệ cho quan điểm của em.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em tham gia vào nhóm đồng tình. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương là vô cùng cần thiết vì:
+ Truyền thống tốt đẹp của quê hương là vô cùng quan trọng, nó là điều nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc.
+ Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.
Câu 6
Đề xuất ít nhất 2 hành động em có thể làm để góp phần giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
+ Tuyên truyền, giới thiệu về các truyền thống quê hương cho càng nhiều người biết đến.
+ Tham gia các lễ hội truyền thống, sử dụng các sản phẩm của nghề thuyền thống và giới thiệu cho mọi người.
Câu 7
- Sau chủ đề này, những điều em đã học hỏi thêm được về các truyền thống quê hương là:
- Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động của chủ đề này là:
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
- Sau chủ đề này, những điều em đã học hỏi thêm được về các truyền thống quê hương là:
+ Em thấy được sự tâm huyết, nhiệt huyết, đam mê của những người lưu giữ truyền thống. Đây là điều đáng để em học tập.
+ Em thấy được sự phong phú đa dạng của quê hương thể hiện qua các nét văn hóa truyền thống.
- Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động của chủ đề này là: Em hiểu biết thêm về các truyền thống quê hương và ý nghĩa của những truyền thống đó.
Chủ đề 5. Em với gia đình
Chủ đề: Di sản mĩ thuật
Chủ đề 3. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Đề thi học kì 2