Khám phá 2
1. Nội dung câu hỏi
Đồ thị ở Hình 6 biểu diễn năm ngôi làng A, B, C, D và E cùng các con đường giữa chúng (mỗi cạnh biểu diễn một con đường giữa hai ngôi làng). Biết rằng mỗi con đường ra, vào làng đều phải đi qua một cổng chào; hai con đường khác nhau thì ra, vào làng qua hai cổng chào khác nhau. Ngoài ra, các ngôi làng không còn cổng chào nào khác.
a) Ngôi làng nào có ít cổng chào nhất? Ngôi làng nào có nhiều cổng chào nhất?
b) Năm ngôi làng có tất cả bao nhiêu cổng chào?
2. Phương pháp giải
Quan sát hình 6 để trả lời
3. Lời giải chi tiết
a) Do ta có 3 con đường để ra, vào ngôi làng A nên ngôi làng A có 3 cổng chào.
Tương tự như vậy, ta có:
⦁ Ngôi làng B có 5 cổng chào;
⦁ Ngôi làng C có 2 cổng chào;
⦁ Ngôi làng D có 3 cổng chào;
⦁ Ngôi làng E có 3 cổng chào.
Vậy ngôi làng có ít cổng chào nhất là ngôi làng C (với 2 cổng chào); ngôi làng có nhiều cổng chào nhất là ngôi làng B (với 5 cổng chào).
b) Quan sát Hình 6, đồ thị có tất cả 8 cạnh (mỗi cạnh biểu diễn 1 con đường giữa hai ngôi làng) nên năm ngôi làng có tất cả 8 cổng chào.
Thực hành 2
1. Nội dung câu hỏi
Cho đồ thị như Hình 11.
a) Hãy chỉ ra bậc của tất cả các đỉnh và tìm tổng của chúng.
b) Tìm tất cả các đỉnh kề với đỉnh B. Số đỉnh này có bằng bậc của đỉnh B không?
2. Phương pháp giải
Bậc của một đỉnh A trong đồ thị G là số cạnh của đồ thị nhận đỉnh A làm đầu mút, kí hiệu là d(A)
3. Lời giải chi tiết
a) Số cạnh của đồ thị có A là đầu mút là: 4.Suy ra bậc của đỉnh A là: d(A) = 4.
Tương tự như vậy, ta có: d(B) = 4; d(C) = 5; d(D) = 4; d(E) = 2; d(F) = 1.
Tổng các bậc của các đỉnh của đồ thị là: 4 + 4 + 5 + 4 + 2 + 1 = 20.
b) Tất cả các đỉnh kề với đỉnh B là: A, C, D.Suy ra có 3 đỉnh kề với đỉnh B.
Mà bậc của đỉnh B là: d(B) = 4.
Vì 3 ≠ 4 nên 3 ≠ d(B).
Vậy số đỉnh kề với đỉnh B không bằng bậc của đỉnh B.
Vận dụng 2
1. Nội dung câu hỏi
Có hay không một đồ thị có ba đỉnh, trong đó hai đỉnh có bậc bằng 2 và một đỉnh có bậc bằng 3?
2. Phương pháp giải
Trong một đồ thị, tổng tất cả bậc của đỉnh là một số chẵn và bằng hai lần số cạnh của đồ thị
3. Lời giải chi tiết
Không có, vì tổng tất cả các bậc của các đỉnh là 2 + 2 + 3 = 7 là một số lẻ.
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương IV - Hóa học 11
Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11