Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Đề bài
Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Qua đó, em có nhận xét gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
Lời giải chi tiết
* Những sự kiện tiêu biểu:
- Trên cả nước:
+ Tháng 4 - 1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.
+ Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
+ Tháng 6 đến tháng 8-1930, diễn ra cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước.
- Ở Nghệ - Tĩnh:
+ Tháng 9-1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:
+ Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),...
+ Được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
+ Ngày 12-9-1930, biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
+ Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Thực dân Pháp cho quân đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.
+ Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
+ Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô Viết.
* Nhận xét:
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
- Các phong trào đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 diễn ra sôi nỗi, rộng khắp, được đông đảo nhân dân tham gia, hình thức đấu tranh phong phú.
- Tuy nhiên đến cuối 1931 phong trào cách mạng dần lắng xuống
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
GIẢI TÍCH SBT - TOÁN 12
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Đề kiểm tra học kì 1