Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho tam giác vuông \(ABC\). Từ một điểm M bất kì trong tam giác kẻ \(MD, ME, MF\) lần lượt vuông góc với các cạnh \(BC, AC, AB\). Chứng minh rằng:
\(B{D^2} + C{E^2} + A{F^2} = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2}.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Vẽ hình phụ tạo thành các tam giác vuông (với bài toán này ta nối các điểm tạo thành các cạnh \(AM, BM, CM\)).
- Xét các tam giác vuông, sử dụng định lý Pytago tạo thành các đẳng thức phù hợp.
- Tìm mối liên hệ giữa các đẳng thức vừa được tạo thành và đẳng thức cần được chứng minh của bài toán.
Sử dụng: Định lý Pytago: Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A,\) ta có: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)
Lời giải chi tiết
Nối \(AM, CM, BM\) ta được hình dưới đây:
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(BDM\), ta có:
\(B{M^2} = B{D^2} + D{M^2}\)\( \Rightarrow B{D^2} = B{M^2} - D{M^2}\) (1)
Áp dụng đinh lí Pytago vào tam giác vuông \(CEM\), ta có:
\(C{M^2} = C{E^2} + E{M^2}\)\( \Rightarrow C{E^2} = C{M^2} - E{M^2}\) (2)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(AFM\), ta có:
\(A{M^2}{\rm{ = A}}{{\rm{F}}^2} + F{M^2}\)\( \Rightarrow A{F^2} = A{M^2} - F{M^2}\) (3)
Cộng từng vế của (1), (2) và (3) ta có:
\(B{D^2} + C{E^2} + A{F^2}\)
\(= B{M^2} - D{M^2} + C{M^2}\)\( - E{M^2} + A{M^2} - F{M^2}\) (4)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(BFM\), ta có:
\(B{M^2} = B{F^2} + F{M^2}\) (5)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(CDM\), ta có:
\(C{M^2} = C{D^2} + D{M^2}\) (6)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(AEM\), ta có:
\(A{M^2} = A{E^2} + E{M^2}\) (7)
Thay (5), (6), (7) vào (4) ta có:
\(\eqalign{
& B{D^2} + C{E^2}{\rm{ + A}}{{\rm{F}}^2} \cr
& = B{F^2} + F{M^2} - D{M^2} + C{D^2} \cr & + D{M^2}- E{M^2} + A{E^2} + E{M^2} - F{M^2} \cr
& = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2} \cr} \)
Vậy \(B{D^2} + C{E^2}{\rm{ + A}}{{\rm{F}}^2} = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2}.\)
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Nông
Đề thi vào 10 môn Toán Lâm Đồng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC