Đề bài
Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất A.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Áp dụng ĐLBTKL và dựa vào dữ kiện khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O \( \to\) khối lượng của CO2 và H2O
+) Tính khối lượng từng nguyên tố: C, H.
+) Kiểm tra xem X có nguyên tố O hay không?
+) Tính thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong X.
Lời giải chi tiết
Khi A tác dụng với O2 chỉ sinh ra CO2 và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
\({m_{C{O_2}}}\) + \({m_{{H_2}O}}\) = \({m_A}\) +\({m_{{O_2}}}\) = 2,50 +\(\dfrac{{3,36}}{{22,4}}\).32,0 = 7,30 (g) (1)
Theo đầu bài :\({m_{C{O_2}}} - {m_{{H_2}O}}\) =3,70(g). (2)
Từ hệ (1) và (2), tìm được \({m_{C{O_2}}}\) = 5,50 g ; \({m_{{H_2}O}}\) = 1,80 g.
Khối lượng C trong 5,50 g CO2: \(\dfrac{{12,0.5,50}}{{44,0}}\) = 1,50 (g).
Khối lượng H trong 1,8 g H2O: \(\dfrac{{2,0.1,8}}{{18}}\) = 0,200(g).
Đó cũng là khối lượng C và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O. Khối lượng O trong 2,50 g A :
2,50- 1,50-0,200 = 0,80 (g)
Phần trăm khối lượng của C : \(\dfrac{{1,5}}{{2,5}}\). 100% = 60,0%.
Phần trăm khối lương của H : \(\dfrac{{0,2}}{{2,5}}\). 100% = 8,00%.
Phần trăm khối lương của O : \(\dfrac{{0,8}}{{2,5}}\). 100% = 32,0%.
Chương IV. Dòng điện. Mạch điện
Chương 4: Hydrocarbon
CHƯƠNG III - DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương VIII - Hóa học 11
CHƯƠNG II: NHÓM NITƠ
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11