Bài 26.2
Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng xuất phát từ một tia đầu tiên như Hình 26.l. Chọn câu khẳng định đúng:
A. IR1 là tia tới; IR2, \(IR_3\) là các tia khúc xạ.
B. IR2 là tia tới;\(IR_1\) là các tia khúc xạ. ;\(IR_3\) là các tia phản xạ.
C. \(IR_3\) là các tia tới; \(IR_1\) là các tia khúc xạ. ;\(IR_2\) là các tia phản xạ.
D. Cả 3 khẳng định A,B,C đều sai.
Phương pháp giải:
Vận dụng kién thức về sự khúc xạ ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Ta có, tia tới và tia phản xạ phải nằm trên cùng một môi trường => \(IR_1\) là tia khúc xạ.
Lại có, tia khúc xạ và tia tới phải nằm về 2 phía của đường pháp tuyến => \(IR_3\) là tia tới.
=> \(IR_2\) là tia phản xạ
Chọn đáp án: C
Bài 26.3
Gọi môi trường tô màu xám là môi trường 1, môi trường để trắng là môi trường 2; \(n_1\) là chiết suất của môi trường 1, \(n_2\) là chiết suất của môi trường 2. Chọn khẳng định đúng.
A. \(n_1>n_2\)
B. Chỉ khẳng định được \(n_1\) khác \(n_2\), không xác định được \(n_1>n_2\) hay \(n_1<n_2\)
C. \(n_1<n_2\)
D. \(n_1>n_2\) hoặc \(n_1<n_2\) còn tùy thuộc vào chiều truyền ánh sáng.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng \(n_1sini=n_2sinr\)
Lời giải chi tiết:
Nhận thấy góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ mà ta có: \(n_1sini=n_2sinr\)
=> \(n_1>n_2\)
Chọn đáp án: A
Đề minh họa số 1
Chủ đề 6: Văn hóa tiêu dùng
Chương 3: Điện trường
Chủ đề 4: Kĩ thuật bắt bóng của thủ môn và chiến thuật phòng thủ
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11