1. Nội dung câu hỏi
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có \(ABCD\) là hình vuông, \(AC\) cắt \(BD\) tại \(O\), \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\). Tất cả các cạnh của hình chóp bằng \(a\).
a) Tính góc giữa đường thẳng \(SB\) và mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\).
b) Gọi \(\alpha \) là số đo của góc nhị diện \(\left[ {S,CD,A} \right]\). Tính \(\cos \alpha \).
c) Gọi \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SCD} \right)\), \(\beta \) là số đo của góc nhị diện \(\left[ {A,d,D} \right]\). Tính \(\cos \beta \).
d*) Gọi \(\gamma \) là số đo góc nhị diện \(\left[ {B,SC,D} \right]\). Tính \(\cos \gamma \).
2. Phương pháp giải
a) Xác định hình chiếu của \(B\) trên mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\), từ đó tính được góc giữa \(SB\) và \(\left( {SAC} \right)\).
b) Gọi \(N\) là trung điểm của \(CD\). Chứng minh góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {S,CD,A} \right]\) là góc \(\widehat {SNO}\). Tính \(\cos \widehat {SNO}\).
c) Chứng minh rằng \(d\) song song với \(AB\) và \(CD\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Chứng minh rằng góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {A,d,D} \right]\) là góc \(\widehat {MSN}\), từ đó tính \(\cos \widehat {MSN}\).
d) Gọi \(E\) là hình chiếu của \(B\) trên \(SC\). Chứng minh góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {B,SC,D} \right]\) là góc \(\widehat {BED}\). Tính \(\cos \widehat {BED}\).
3. Lời giải chi tiết
a) Do \(SO \bot \left( {ABCD} \right)\), ta có \(SO \bot OB\). Vì \(ABCD\) là hình vuông nên \(BO \bot AC\). Như vậy \(BO \bot \left( {SAC} \right)\), tức là hình chiếu của điểm \(B\) trên \(\left( {SAC} \right)\). Do đó góc giữa \(SB\) và \(\left( {SAC} \right)\) là góc \(\widehat {BSO}\).
Ta có \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), nên \(BD = a\sqrt 2 \).
Tam giác \(SBD\) có \(SB = SD = a\) và \(S{B^2} + S{D^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2} = B{D^2}\), nên tam giác này là tam giác vuông cân tại \(S\).
Hơn nữa, do \(SO \bot BD\), ta suy ra \(\widehat {BSO} = \widehat {SBO} = {45^o}\).
Như vậy, góc giữa \(SB\) và \(\left( {SAC} \right)\) bằng \({45^o}\).
b) Gọi \(N\) là trung điểm của \(CD\). Do tam giác \(SCD\) đều (\(SC = SD = CD = a\)), ta suy ra \(SN \bot CD\) và \(SN = \sqrt {S{C^2} - C{N^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Do \(O\) là tâm của hình vuông \(ABCD\), ta suy ra \(ON \bot CD\). Như vậy, góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {S,CD,O} \right]\) là góc \(\widehat {SNO}\). Hơn nữa do \(O \in \left( {ABCD} \right)\), ta suy ra góc nhị diện \(\left[ {S,CD,O} \right]\) cũng chính là góc nhị diện \(\left[ {S,CD,A} \right]\), tức là \(\alpha = \widehat {SNO}\).
Như vậy \(\cos \alpha = \cos \widehat {SNO} = \frac{{ON}}{{SN}} = \frac{{\frac{a}{2}}}{{\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\).
c) Ta thấy rằng \(AB\parallel CD\), \(AB \subset \left( {SAB} \right)\), \(CD \subset \left( {SCD} \right)\), \(S \in \left( {SAB} \right) \cap \left( {SCD} \right)\), nên giao tuyến \(d\) của hai mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SCD} \right)\) đi qua \(S\) và song song với \(AB\) và \(CD\).
Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Tam giác \(SAB\) đều (\(SA = AB = SB = a\)) nên \(SM \bot AB\). Mặt khác, do \(d\parallel AB\) nên \(SM \bot d\). Chứng minh tương tự ta cũng có \(SN \bot d\). Suy ra góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {M,d,N} \right]\) là góc \(\widehat {MSN}\).
Hơn nữa, do \(AM\parallel d\) và \(DN\parallel d\), ta suy ra góc nhị diện \(\left[ {M,d,N} \right]\) cũng chính là \(\left[ {A,d,D} \right]\), tức là \(\beta = \widehat {MSN}\).
Ta có \(SM = SN = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\), \(MN = a\). Theo định lí cos trong tam giác, ta có:
\(\cos \beta = \cos \widehat {MSN} = \frac{{S{M^2} + S{N^2} - M{N^2}}}{{2SM.SN}} = \frac{{{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} - {a^2}}}{{2.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{1}{3}\).
d) Gọi \(E\) là hình chiếu của \(B\) trên \(SC\). Theo câu a, ta có \(BD \bot \left( {SAC} \right)\) nên suy ra \(BD \bot SC\). Mà \(BE \bot SC\) nên suy ra \(SC \bot \left( {BDE} \right)\), điều này dẫn tới \(SC \bot DE\).
Như vậy, vì \(BE \bot SC\), \(SC \bot DE\) nên góc phẳng nhị diện của góc nhị diện \(\left[ {B,SC,D} \right]\) là góc \(\widehat {BED}\), tức là \(\gamma = \widehat {BED}\).
Tam giác \(SBC\) đều (\(SB = SC = BC = a\)) và có \(BE \bot SC\), nên ta dễ dàng tính được \(BE = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). Tương tự, ta cũng có \(DE = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Theo định lí cos trong tam giác, ta có:
\(\cos \gamma = \cos \widehat {BED} = \frac{{B{E^2} + D{E^2} - B{D^2}}}{{2BE.DE}} = \frac{{{{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} - {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}}}{{2.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{{ - 1}}{3}\).
Chương 1. Cân bằng hóa học
Chương VI. Bảo vệ môi trường
Chủ đề 2. Sóng
Bài 5. Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 2: Personnal Experiences - Kinh nghiệm cá nhân
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11