Bài 28.2
Một lăng kính trong suốt có tiết diện thẳng là tam giác vuông như hình 28.1. Góc chiết quang A của lăng kính có giá trị là:
A. \(30^0\)
B. \(60^0\)
C. \(90^0\)
D. A,B,C đều đúng tùy đường truyền tia sáng
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về lăng kính.
Lời giải chi tiết:
Góc chiết quang A của lăng kính có thể có giá trị là \(30^0; 60^0; 90^0\) tùy thuộc vào đường truyền của tia sáng đến các mặt.
Chọn đáp án: D
Bài 28.3
Một tia sáng truyền qua lăng kính (xem Hình 28.2). Góc lệch D của tia sáng có giá trị phụ thuộc các biến số độc lập nào (các kí hiệu có ý nghía như trong bài học) ?
A. Góc A và chiết suất n.
B. Góc tới i1 và góc A.
C. Góc A, góc tới i1 và chiết suất n.
D. Góc A, góc tới i1 và góc tới i2.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức lăng kính: \(D=i_1+i_2-A\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(A=r_1 + r_2\)
Mà \(i_1 = nr_1\)
=> \( i_2= n(A - r_1)\)
=> Nếu biết \(A, i_1, n\) thì ta sẽ xác định được D. ( \(D=i_1+i_2-A\))
Chọn đáp án: C
Bài 28.4
Có một tia sáng truyền tới lăng kính, với góc tới i1 ta có đường truyền như Hình 28.2. Đặt \(sinγ = \dfrac{1}{n}\). Tìm phát biểu sai sau đây khi thay đổi góc i1.
A. Luôn luôn có i1 ≤ 90°.
B. Luôn luôn có r1 ≤ γ.
C . Luôn luôn có r2 ≤ γ.
D. Góc lệch D có biểu thức là i1 + i2-A
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về lăng kính
Lời giải chi tiết:
A. Đúng vì luôn có góc tới \(i_1 ≤ 90^0.\)
B. Đúng vì có : \(sinr_1=\dfrac{sini_1}{n} ≤ \dfrac{1}{n}=sin\gamma\)
D. Đúng vì : \( D= i_1+i_2-A\)
Chọn đáp án: C
Bài 28.5
Có tia sáng truyền qua lăng kính như Hình 28.3. Đặt sinγ = 1/n. Chỉ ra kết quả sai.
A. R1 = r2 = γ
B. A = 2γ
C. D = π - A
D. Các kết quả A, B, C đều sai.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về lăng kính.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \( sin r_1= sin r_2= \dfrac{sin i_1}{n}=\dfrac{1}{n}=sin\gamma\)
=> Câu A đúng
=> Câu D sai
Chọn đáp án: D
Bài 28.6
Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào ?
A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.
B. Vẫn là một tia sáng trắng.
C. Bị tách ra thành nhiều tia sáng trắng.
D. Là một tia sáng trắng có viền màu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về lăng kính.
Lời giải chi tiết:
Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.
Chọn đáp án: A
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Unit 12: Celebrations
Unit 5: Vietnam & ASEAN
Bài 18: Hợp chất carbonyl
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11