Đề bài
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Tìm vị trí của vật trước thấu kính để ảnh của vật tạo bởi thấu kính gấp 4 lần vật.
Giải bài toán bằng hai phương pháp:
a) Tính toán.
b) Vẽ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biểu thức tính : \(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\)
Lời giải chi tiết
a) Giải bằng tính toán
Vật thật có thể có ảnh thật hoặc ảnh ảo qua thấu kính hội tụ
* Ảnh thật:
\({k_1} = \dfrac{f}{{f - d}} = - 4 \Rightarrow d = \dfrac{{5f}}{4} = \dfrac{{5.20}}{4} = 25cm\)
* Ảnh ảo:
\({k_2} = \dfrac{f}{{f - d}} = 4 \Rightarrow d = \dfrac{{3f}}{4} = \dfrac{{3.20}}{4} = 15cm\)
b) Giải bằng phép vẽ:
* Ảnh thật:
Ảnh ngược chiều so với vật và bằng 4 lần vật (Hình 29.1G)
- Lấy trên thấu kính \(\overline {{\rm{OJ}}} = - 4\overline {OI} \)
- Kẻ đường thẳng qua I song song với trục chính.
- Nối JF cắt đường thẳng trên tại B.
- Hạ BA vuông góc với trục chính.
AB là vị trí vật.
Tính đồng dạng cho:
FA = 5cm à OA = 25cm
* Ảnh ảo:
Ảnh cùng chiều so với vật. Thực hiện cách vẽ tương tự (HÌnh 29.2G) nhưng với \(\overline {{\rm{OJ}}} = 4\overline {OI} \)
Ta có FA = 5cm; \(OA = 20 – 5 = 15cm.\)
Chuyên đề 2. Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide
Chuyên đề 3. Mở đầu điện tử học
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11