Đề bài
Trình bày những nét chung về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) và nêu nhận xét.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại bài
20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)
Lời giải chi tiết
* Những nét chung về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):
- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì...
* Nhận xét: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có những điểm mới:
- Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài 29
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân