Bài 1. Định lí Ta-lét trong tam giác
Bài 2. Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Bài 3. Tính chất đường phân giác của tam giác
Bài 4. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
Bài 5. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
Bài 6. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
Bài 7. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
Bài 8. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
Ôn tập chương III. Tam giác đồng dạng
Bài 1. Hình hộp chữ nhật
Bài 2. Hình hộp chữ nhật (tiếp)
Bài 3. Thể tích của hình hộp chữ nhật
Bài 4. Hình lăng trụ đứng
Bài 5. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Bài 6. Thể tích của hình lăng trụ đứng
Bài 7. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
Bài 8. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
Bài 9. Thể tích của hình chóp đều
Ôn tập chương IV. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
Đề bài
Tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn và có trực tâm là điểm \(H.\) Gọi \(K, M, N\) thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng \(AH, BH, CH.\)
Chứng minh rằng tam giác \(KMN\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) với tỉ số đồng dạng \(\displaystyle k = {1 \over 2}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.
- Tính chất: Đường trung bình tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
Lời giải chi tiết
Xét \(\Delta AHB\) có:
\(K\) là trung điểm của \(AH\) (gt)
\(M\) là trung điểm của \(BH\) (gt)
Do đó \(KM\) là đường trung bình của tam giác \(AHB\).
\( \Rightarrow \displaystyle KM = {1 \over 2}AB\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \displaystyle {{KM} \over {AB}} = {1 \over 2}\) (1)
Xét \(\Delta AHC\) có:
\(K\) là trung điểm của \(AH\) (gt)
\(N\) là trung điểm của \(CH\) (gt)
Do đó \(KN\) là đường trung bình của tam giác \(AHC\).
\( \Rightarrow \displaystyle KN = {1 \over 2}AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \displaystyle {{KN} \over {AC}} = {1 \over 2}\) (2)
Xét \(\Delta BHC\) có:
\(M\) trung điểm của \(BH\) (gt)
\(N\) trung điểm của \(CH\) (gt)
Do đó \(MN\) là đường trung bình của tam giác \(BHC\).
\( \Rightarrow \displaystyle MN = {1 \over 2}BC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
\( \Rightarrow \displaystyle {{MN} \over {BC}} = {1 \over 2}\) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: \( \displaystyle{{KM} \over {AB}} = {{KN} \over {AC}} = {{MN} \over {BC}} = {1 \over 2}\)
Vậy \(∆ KMN\) đồng dạng \(∆ ABC\) (c.c.c).
Ta có tỉ số đồng dạng: \(\displaystyle k = {{KM} \over {AB}} = {1 \over 2}\).
Câu hỏi tự luyện Sử 8
Bài 19
Chủ đề 3. An toàn điện
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8