Câu 1
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Những nội dung nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật
B. Sẵn sàng bảo vệ sự thật
C. Không che giấu sự thật
D. Không nói sai sự thật
Câu 2. Những nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Sẵn sàng bảo vệ sự thật
B. Chối bỏ sự thật
C. Luôn nói đúng sự thật
D. Che giấu sự thật
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật?
A. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình
B. Cố gắng không làm mất lòng ai
C. Phê phán những việc làm sai trái
D. Chi làm những việc mà mình thích
Câu 4. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Toán, Mai giả lơ như không thấy.
B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.
C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao.
Câu 5. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?
A. Dương đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe.
B. Mai nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của Long.
C. Biết bác Lan bán rau bẩn nhưng Chi không nói với ai vì bác Lan là bác ruột của Chi.
D. Biết chị Dung bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần Hồng đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người.
Câu 6. Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
A. Ăn ngay nói thẳng.
B. Ném đá giấu tay.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. “Thuốc đắng giã tật / Sự thật mất lòng”.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ các tình huống, sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án chính xác nhất.
Câu 1: B, C, D
Câu 2: B, D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: B
Lời giải chi tiết:
Câu 1: B, C, D
Câu 2: B, D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 2
Em hãy tìm 3 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng sự thật.
Phương pháp giải:
Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng sự thật mà em biết:
- Tục ngữ:
1. Vàng thật không sợ lửa.
2. Cây ngay không sợ chết đứng.
3. Thật thà mà vật không chết.
4. Nói phải củ cải cũng nghe.
5. Mất lòng trước, được lòng sau.
- Ca dao:
1. Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép.
Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời.
2. Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
3. Làm người mà chẳng biết suy
Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.
4. Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
5. Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
Lời giải chi tiết:
Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng sự thật là:
- Vàng thật không sợ lửa.
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Nói phải củ cải cũng nghe.
Câu 3
Em hãy nêu 3 đến 5 việc cần làm để trở thành người tôn trọng sự thật.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu 3 đến 5 việc làm mà em cần làm để trở thành người trung thực luôn tôn trọng sự thật.
Lời giải chi tiết:
- Tố cáo việc làm sai trái.
- Dám nhận lỗi mà mình gây ra.
- Không che giấu, bao biện lời nói dối của người khác.
Câu 4
Theo em, tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tính cách của con người.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu những ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải đối vơi sự phát triển và trưởng thành của chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
Lời giải chi tiết:
Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Người luôn trung thực, thật thà thì làm việc gì cũng được mọi người tín nhiệm và tin tưởng, nhất là ở lứa tuổi dậy thì việc trung thực rất quan trọng. Nếu không tôn trọng sự thật trước mắt, xuyên tạc sự thật, nói sai sự thật thì gây ra những hiểu lầm không đáng có trong cuộc sống, đôi khi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, danh dự và tính mạng của chính bản thân và người xung quanh.
Câu 5
Hãy liệt kê các hành vi thể hiện tôn trọng sự thật trong học tập và trong cuộc sống xung quanh em.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu những hành vi tôn trọng sự thật trong học tập và cuộc sống của bản thân hoặc người xung quanh.
Lời giải chi tiết:
- Tố cáo hành vi ăn cắp tiền của bạn Nam.
- Khuyên chị Hạnh không nên bán hàng đa cấp, lừa gạt mọi người.
- Báo cáo với cô giáo bạn Hưng gian lận trong giờ kiểm tra.
Câu 6
Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?” Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Mai và Kiên nhận được kết quả bài kiểm tra môn Toán. Mai rất lo lắng vì kết quả bài kiểm tra thấp nên đã nói với Kiên: “Kiên ơi, mình lo quá, bài kiểm tra điểm thấp thế này thì mẹ mình sẽ rất buồn và thất vọng về mình, mình giấu không nói cho mẹ biết, bạn thấy sao?". Nếu là Kiên, em sẽ nói gì với Mai?
Tình huống 3: Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy". Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các bạn?
Tình huống 4: Trên đường đi học về, Minh và Thanh nhìn thấy một thanh niên giả tàn tật để xin tiền người đi đường. Nếu là Minh và Thanh, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc các tình huống trên và hóa thân thành các nhân vật Nam, Kiên, Minh và Thành để xử lí các tình huống.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ khuyên Long thú thật với cô giáo, xin lỗi cô và mẹ vì đã trót tiêu mất số tiền ấy, hứa lần sau sẽ không tái phạm như vậy nữa.
Tình huống 2: Nếu em là Kiên, em sẽ khuyên Mai nên thật thà chia sẻ với bố mẹ về điểm Toán đó để có sự hỗ trợ của bố mẹ và thầy cô, như vậy sẽ cho mai những lời khuyên và phương pháp học tốt hơn.
Tình huống 3: Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ khuyên các bạn nói ra sự thật với cô giáo để mọi người đều được công bằng. Khi 2 bạn trung thực thì mộ người đều sẽ có tha thứ cho 2 bạn.
Tình huống 4: Nếu em là Minh và Thanh em sẽ đến nói nhỏ với anh ấy rằng, anh không nên làm như vậy, anh là thanh niên còn sức khỏe không nên lợi dụng lòng tin của mọi người để chuộc lợi, anh có thể sử dụng sức lao động của mình để kiếm đồng tiền chính đáng.
Câu 7
Em sẽ làm gì trong những tình huống sau:
Phương pháp giải:
Học sinh hãy đưa ra cách xử lí của mình qua các tình huống trên.
Lời giải chi tiết:
1. Em sẽ xin lỗi cô giáo và làm bù bài tập đầy đủ.
2. Em sẽ chủ động làm hòa với Loan và xin lỗi vì mọi chuyện đã xảy ra, chúng ta lại chơi với nhau như chưa có chuyện gì xảy ra.
3. Em sẽ khuyên Yến nên nói ra sự thật thì mọi người sẽ tha thứ cho bạn.
4. Em sẽ tố cáo ông Hậu vì tội trộm cắp.
5. Em sẽ khuyên Hoàng không nên làm như vậy, như vậy là gian lận không công bằng cho mọi người.
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì I - Cánh diều
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo
Ôn tập hè Cánh diều